Lớp 10

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 10 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập cuối kì 2 môn Địa lý 10 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích, tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập tự luận Địa 10.

Đề cương ôn thi học kì 2 Địa lí 10 là tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho các bạn học sinh có thể ôn tập tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Đề cương ôn thi HK2 Địa lí 10 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết được trình bày một cách khoa học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề cương Địa 10 học kì 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bài 31: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

I. Vai trò và đặc điểm của CN

1. Vai trò

– Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân

– Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác và củng cố an ninh quốc phòng.

– Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nghiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ.

– Sản xuất ra các sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động và tăng thu nhập.

2. Đặc điểm – Có 3 đặc điểm

a. Sản xuất CN Gồm 2 giai đọan: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động và giai đoạn chế biến nguyên liệu.

b.Sản xuất CN có tính tập trung cao độ

c. Sản xuất CN gồm nhiều ngành phức tạp, phân công tỉ mỉ, phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố CN

– Vị trí địa lí: Có tác dộng rất lớn đến việc lựa chọn để xây dựng các nhà máy, khu CN, khu chế xuất.

– Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: là nhân tố quan trọng cho sự phát triển và phân bố CN

– Kinh tế -xã hội

+ Dân cư- lao động: số lượng và chất lượng lao dộng có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành CN.

+ Tiến bộ khoa học- kĩ thuật: làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành CN; làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp CN.

+ Thị trường: tác động tới lựa chọn vị trí xây dựng xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất.

+ Cơ sở hạ tầng, vật chất kỉ thuật=> sự phát triển và phân bố CN

+ Đường lối chính sách: đường lối công nghiệp hóa và phân bố CN.

Bài 33: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

I. Vai trò của tổ chức lãnh thức công nghiệp

– Cơ sở sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động

– Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

II. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1. Điểm CN:

– Đồng nhất điểm dân cư

– Gồm 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên nhiên liệu công nghiệp hoặc nguyên liệu nông sản.

– Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp

2. Khu CN tập trung

– Khu vực có ranh giới rõ ràng, ví trí thuận lợi

– Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao.

– Sản xuất các sản phẩm vừa tiêu dùng trong nước vừa xuất khẩu.

– Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp

3. Trung tâm CN

– Gắn với đô thị vừa và lớn, có ví trí thuận lợi

– Bao gồm nhiều khu CN, điểm CN và nhiều xí nghiệp có mối liên hệ chặc chẽ về SX, kĩ thuật, công nghệ.

– Có xí nghiệp nồng cốt, các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ

4. Vùng CN

– Vùng lãnh thổ rộng lớn

– Gồm nhiều điểm CN, khu CN, trung tâm CN có mối liên hệ SX và nét tương đồng trong quá trình hình thành CN.

– Có vài ngành CN chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

– Có các ngành phục vụ và bổ trợ.

Chương IX: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

Bài 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN THẾ GIỚI

I. Cơ cấu và vai trò của các ngành DV

1. Cơ cấu: Rất phức tạp, chia làm 3 nhóm:- DV kinh doanh, DV tiêu dùng, DV công cộng

2. Vai trò

– Thúc đẩy các ngành SX vật chất

– Sử dụng tốt hơn nguồn lao động-> tạo việc làm

– Khai thác tốt hơn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu KHKT đề phục vụ con người.

3. Đặc điểm và xu hướng phát triển

– Cơ cấu lao động trong ngành DV tăng nhanh

– Có sự khác biệt rất lớn về cơ cấu lao động trong ngành DV giữa các nước phát triển và đang phát triển

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành DV

(Sơ đồ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ- SGK/ 135)

– Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội.

– Số dân, kết cấu tuổi, giới tính, sự tăng dân số và sức mua của dân cư.

– Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.

– Mức sống và thu nhập thực tế.

– Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của dân cư.

– Sự phân bố TNTN, di sản văn hóa, lịch sử, CSHT có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành các điểm du lịch.

III. Đặc điểm phân bố ngành DV trên TG

– Ở các nước phát triển, ngành DV chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP

– Các thành phố cực lớn chính là các trung tâm DV lớn -> có vai trò lớn trong nền KT tòan cầu

Bài 36: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

I. Vai trò và đặc điểm ngành GTVT

1/ Vai trò

– Tham gia vào việc cung ứng vật tư kỉ thuật, nguyên, nhiên liệu cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

– Giúp cho việc thực hiện các mối liên hệ KT – XH giữa các địa phương.

– Góp phần thúc đẩy hoạt động KT, văn hóa ở những vùng sâu, vùng xa, tăng cường sức mạnh quốc phòng và tạo nên các mối giao lưu KT văn hóa giữa các nước trên thế giới.

– 2/ Đặc điếm

– Sản phẩm là sự chuyên chở ngừơi và hàng hóa

– Chỉ tiêu đánh giákhối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải:

* KLvận chuyển (số hành khách, số tấn hàng hóa)

* KL luân chuyển (người.km, tấn/km)

* Cự li vận chuyển trung bình (km)

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải

1/ Các điều kiện tự nhiên

– Qui định sự có mặt và vai trò của 1 số loại hình GTVT

– Ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình GTVT

– Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải

1/ Các điều kiện kinh tế – xã hội

– Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định sự phát triển, phân bố, hoạt động của ngành GTVT (sơ đồ SGK/140)

– Sự phân bố dân cư, đặc biệt các thành phố lớn, các chùm đô thị ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.

Bài 40: ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MAỊ

I. Khái niệm

Thị trừơng: Là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán. Thị trường hoạt động được là nhờ sự trao đổi giữa người bán và người mua về những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nào đó. Để đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ, cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là tiền, vàng.

II. Ngành thương mại

1. Vai trò: Là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng

– Đối với nhà SX: hoạt động TM có tác động từ việc cung ứng nguyên liệu, vật tư máy móc đến việc tiêu thụ sản phẩm.

– Đối với người tiêu dùng, hoạt dộng TM không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ mà còn có tác dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới. Điều tiết SX, hướng dẫn tiêu dùng

2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu:

a. Các cân xuất nhập khẩu

+ Khái niệm: là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu

– Xuất siêu: XK > NK

– Nhập siêu: XK < NK

b. Cơ cấu hàng hóa XNK

– Các nước đang phát triển:

+ XK: sản phẩm cây CN, lâm sản, nguyên liệu và khoáng sản

+ NK: SP CN chế tạo, máy công cụ, LT – TP

– Các nước phát triển: ngược lại

III. Đặc điểm của thị trường TG

– Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu. Trong những năm qua thị trường thế giới có nhiều biến động.

– Hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới tập trung vào các nước TBCN phát triển.

– Các cường quốc xuất, nhập khẩu chi phối mạnh mẽ nền kinh tế thế giới và đồng tiền của những nước này là ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới.

– Trong cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới, chiếm tỉ trọng ngày càng cao là các sản phẩm công nghiệp chế biến, các mặt hàng nông sản có xu hướng giảm tỉ trọng.

CÁC CÂU HỎI HIỂU THAM KHẢO

Trả lời: Công nghiệp là ngành SX có tác dụng to lớn trong nhiều mặt:

+ Cung cấp các mặt hàng tiêu dùng cho đời sống.

+ Cung cấp các loại vật tư, máy móc cho nhiều ngành….

+ Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nhanh và vững chắc của nền kinh tế.

– SX mang tính phân tán

– SX có tính tập trung cao

– Phát triển theo trình tự thời gian nhất định và tuân theo qui luật tự nhiên.

– Có thể áp dụng quá trình phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa.

– Năng suất, chất lượng không ổn định phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên.

– Năng suất chất lượng đồng đều và phụ thuộc và trình độ khoa học kĩ thuật.

– Vị trí địa lí: tọa thuận lợi hoặc gây khó khăn cho việc giao lưu, phát triển kinh tế. VD: Nhờ vị trí ngã tư Đông Nam Á, có cảng biển tốt, Singapo trở thành trung tâm CN lớn nhất Đông Nam Á.

– Tài nguyên thiên nhiên, với chất lượng và trữ lượng là yếu tố xác định địa điểm, cơ cấu và qui mô cá cơ sở CN. VD: Vùng than Quảng Ninh là cơ sở nguyên liệu cần thiết để xây dựng trung tâm CN năng lượng, hóa chất ở nước ta.

– Điều kiện KT-XH: quyết định sự ra đời và phát triển các ngành CN. (dân cư-lao động, KHKT,…=>dệt may, chế biến LTTP,…)

VD: TPHCM ưu thế về dân đông tay nghề cao tọa thuận lợi phát triển CN nhẹ và CN kĩ thuật cao.

– Tạo thuận lợi cho việc tập trung quản lí các hoạt động CN vào một khu vực nhất định.

– Nơi đây nhờ có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, có chính sách ưu đãi đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn và kĩ thuật vào SX để phục vụ tiêu dùng nội địa hoặc xuất khẩu.

– Giải quyết việc làm, chuyển giao công nghệ kĩ thuật và kinh nghiệm quản lí mới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.

Chương IX: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

– Với đặc điểm dân số đông, tăng nhanh, mức sống đang nâng lên và đô thị hóa đang phát triển với tốc độ nhanh hơn…có tác động thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển với tốc độ nhanh hơn, các hoạt động dịch vụ ngày càng có qui mô lớn và đa dạng hơn, hình thành nên các trung tâm dịch vụ lớn,…

– Các đặc điểm dân số nước ta đòi hỏi những ngành DV cần được ưu tiên phát triển như: Giáo dục, y tế, dịch vụ buôn bán, du lịch, giải trí,…

– Các thành phố lớn là nơi dân cư tập trung đông, có lối sống thành thị với mức sống cao, sức mua lớn, nhu cầu DV đa dạng và ngày càng tăng nhanh=> DV tiêu dùng phát triển.

– Các thành phố lớn là những trung tâm chính trị-văn hóa => các ngành DV công phát triển mạnh.

– Các thành phố lớn là những trung tâm công nghiệp, trung tâm kinh tế lớn => DV sản xuất phát triển.

– GTVT ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi

– Tạo điều kiện khai thác các tài nguyên, thế mạnh to lớn của miền núi, thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi

– Thúc đẩy sự phân công lao đọng theo lãnh thổ

– Hình thành cơ cấu kinh tế miền núi, các hoạt động dịch vụ cũng có điều kiện phát triển.

– Sự phát triển các ngành KT: Các ngành KT quốc dân là khách hàng của ngành GTVT. Mặt khác , các ngành CN, DV khác cũng gớp phần trang bị CSVCKT cho ngành GTVT.

+ Sự phát triển của công nghiệp với các trung tâm CN lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ SX sẽ làm tăng nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên liệu, vật liệu và sản phẩm, làm mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ.

+ Sự phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa, làm tăng nhu cầu vận chuyển vật tư và các sản phẩm nông nghiệp, nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa các vùng…

=> Kết quả là làm tăng khối lượng vận chuyển, luân chuyển, cự li vận chuyển trung bình.

– Sự phân bố:

+ Sự phân bố các cơ sở CN, trình độ phát triển kinh tế vùng, quan hệ giữa nơi SX và nơi tiêu thụ qui định mật độ GTVT, các loại hình vận tải, hướng và cường độ các luồn vận chuyển.

+ Sự phát triển của xây dựng, CN cơ khí …trang bị và hoàn thiện CSVCKT cho GTV: đường, các phượng tiện, cầu cống,..

+ Sự phân bố dân cư, đặc biệt là phân bố ở các thành phố lớn, các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố mạng lưới vận tải, tạo ra loại hình vận tải đô thị.

– Địa hình:ảnh hưởng việc thiết kế, xây dựng các công trình vận tải. VD: địa hình núi non hiểm trở đòi hỏi xây dựng các tuyến đường bộ quanh co để giảm độ dốc, xây dựng các tuyến đường sắt răng cưa, làm các đường hầm xuyên núi, các cầu vượt khe sâu, làm các công trình chống lở đất vào mùa mưa lũ. Địa hình bờ biển với các vũng vịnh kín gió, các đảo tự nhiên chắn sóng là cơ sở để xây dựng các cảng biển lớn.

– Mạng lưới sông ngòi dày đặc là cơ sở xây dựng mạng lưới đường thủy nội địa.Thủy chế sông ngòi ảnh hường đến hoạt động các phương tiện vận tải đường sông, cảng sông,…Sông ngòi bồi lắng phù sa đòi hỏi phải nạo vét sông. Đối với đường bộ và đường sắt, mạng lưới sông ngòi gây khó khăn xây dựng cầu phà vượt sông.

– Biên độ triều anhr hưởng tới hoạt động của các công trình cảng.

– Dòng biển, gió, bão…ảnh hưởng lớn đến hoạt động của vận tải biển. VD: nơi gặp nhau của hai dòng biển nóng và lạnh tạo ra nhiều sương mù gây khó khăn cho tàu bè trên biển.

Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới các hoạt động vận tải. VD: Mùa mưa đường ô tô và đường sắt gặp khó khăn, mùa khô nước cạn thuyền khó qua, mùa đông nước đóng băng tàu không hoạt động được, sân bay ngừng hoạt động do sương mù, tuyến rơi.

……………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Địa lí 10

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button