Lớp 12

Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng yêu nước

Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng yêu nước

nghi luan xa hoi 200 chu ve long yeu nuoc

Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng yêu nước

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng yêu nước (Chuẩn)

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề nghị luận: lòng yêu nước

2. Thân đoạn

a. Giải thích:

– “Lòng yêu nước” là tình yêu quê hương, tổ quốc.
– Lòng yêu nước là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.

b. Biểu hiện của lòng yêu nước:

– Tôn trọng lịch sử, tìm hiểu và lan truyền những giá trị tốt đẹp của đất nước.
– Chăm chỉ học tập, rèn luyện, hoàn thành nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với đất nước.
– Đoàn kết, thương yêu mọi người.
– Tuân thủ luật pháp, chấp hành các quy định, nguyên tắc của Đảng và Nhà nước.

c. Ý nghĩa của lòng yêu nước:

– Là nền tảng cho sự ổn định, vững mạnh và hưng thịnh của đất nước.
– Yêu nước giúp con người đoàn kết với nhau hơn.
– Lòng yêu nước cho con người thêm sức mạnh, niềm tin vượt qua mọi khó khăn, đánh thắng mọi kẻ thù.

d. Phản đề:

Vẫn tồn tại những thành phần mang tư tưởng cực đoan, chống phá Đảng và Nhà nước, bôi nhọ danh dự của lãnh đạo làm ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân

e. Bài học nhận thức và hành động:

– Nâng cao nhận thức về lòng yêu nước.
– Tuyên truyền, giáo dục, củng cố lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

3. Kết đoạn

Khẳng định lại ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng yêu nước.

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng yêu nước

1. Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng yêu nước, mẫu 1 (Chuẩn)

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào trải qua những cuộc chiến tranh ác liệt, đương đầu với các cường quốc mạnh gấp nhiều lần song nhờ có lòng yêu nước nên dân tộc Việt Nam đã kiên cường đấu tranh giữ nước, bảo vệ bản sắc dân tộc, quyết không làm nô lệ của dân tộc khác. Lòng yêu nước luôn gắn liền với yêu dân tộc và có ý thức cộng đồng, được bộc lộ qua những tình cảm, hành động cụ thể đó là: lòng yêu thương đồng bào, hành động chia sẻ, giúp đỡ “thương người như thể thương thân”, biết yêu những thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa. Trong thời chiến, lòng yêu nước được thể hiện qua lớp lớp cha anh chiến sĩ xông pha chiến trường hy sinh mạng sống để bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc. Ở thời bình, yêu nước là yêu Đảng, yêu chủ nghĩa xã hội, phấn đấu xây dựng và bảo vệ đất nước tươi đẹp. Có lòng yêu nước sẽ giúp con người ta hướng đến những giá trị tốt đẹp; có khát vọng vươn lên để xây dựng đất nước phồn vinh thịnh vượng. Tuy nhiên trong xã hội vẫn tồn tại những thành phần mang tư tưởng cực đoan, chống phá Đảng và Nhà nước, bôi nhọ danh dự của lãnh đạo làm ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân. Chính vì vậy, những con người yêu nước cần sáng suốt để không bị kẻ gian lợi dụng, luôn củng cố lòng yêu nước của mình, cùng chung tay lan tỏa lòng yêu nước đến mọi người, nhất là thế hệ trẻ.

2. Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng yêu nước, mẫu 2 (Chuẩn)

Trên đất nước Việt Nam ta, bất cứ ai cũng đều được giáo dục lòng yêu nước, giáo dục tại gia đình, nhà trường và xã hội, bởi lòng yêu nước đã trở thành truyền thống tốt đẹp suốt bao đời nay. Vậy lòng yêu nước là gì? “Nước” có nghĩa là đất nước, tổ quốc, dân tộc, “yêu nước” chính là yêu tất cả mọi thứ tốt đẹp, truyền thống, văn hóa, những phong tục tốt đẹp của đất nước. Chúng ta cần phát huy lòng nước thông qua những hành động cụ thể như: cố gắng học tập, làm việc, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn. Đồng thời yêu nước cũng là đấu tranh, đấu tranh chống lại những tư tưởng tiêu cực, tha hóa, sai lệch về chính trị đạo đức. Cần lên án những người có tư tưởng phản động, cố tình chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc ta. Không có lòng yêu nước sẽ giống như một người sống mà không có trái tim, người dân không yêu nước thì chẳng còn ai đứng lên để đánh giặc bảo vệ đất nước, cứ như vậy chẳng mấy chốc đất nước phải lụi tàn, suy vong. Phải có lòng yêu nước mới thì đất nước mới là người sống có trái tim, lòng yêu nước trong mỗi con người sẽ là niềm tin, sự gắn kết tạo nên tinh thần đoàn kết, tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước đất nước đó có thể vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù.

3. Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng yêu nước, mẫu 3 (Chuẩn)

Lòng yêu nước hiểu đơn giản là yêu quê hương, đất nước, dân tộc, hiểu nghĩa cụ thể hơn là tình yêu đối với lịch sử, lãnh thổ, văn hóa truyền thống dân tộc, tình cảm ấy thiêng liêng, sâu sắc không thể đem so sánh với bất cứ thứ tình cảm nào khác. Nếu không có cha anh gây dựng đất nước và bảo vệ sau bao cuộc chiến tranh, nghĩa là ta không có quê hương, không có gia đình và cũng không có chúng ta. Có một đất nước tươi đẹp cho ta được sống như ngày hôm nay chính nhờ lòng yêu nước của các anh hùng liệt sĩ, những người đã hy sinh xương máu mà đắp nên hình hài đất nước. Ngày nay yêu nước là tôn trọng lịch sử, có ý thức tìm hiểu và lan truyền những giá trị tốt đẹp của đất nước, chăm chỉ học tập, rèn luyện, hoàn thành nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với đất nước. Bên cạnh đó phải có tinh thần đoàn kết, thương yêu mọi người, luôn tuân thủ luật pháp, chấp hành các quy định, nguyên tắc của Đảng và Nhà nước đề ra. Những người xuyên tạc lịch sử, những kẻ tham nhũng hối lộ, những tên tội phạm chính trị chống phá chủ trương của Đảng và Nhà nước chính là những kẻ không yêu nước. Nhờ có lòng yêu nước, mỗi con người đều trở nên ý nghĩa với gia đình, xã hội và đất nước, mọi việc làm, suy nghĩ đều hướng về mục đích chung đưa đất nước sánh vai cường quốc năm châu. Việc cần làm của chúng ta đó là luôn gìn giữ và phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn đó, không để cho các thế lực thù địch có cơ hội phá tan “thế trận lòng dân” mà ta đã gây dựng từ bao đời nay.

—————-HẾT—————-

Bên cạnh bài Nghị luận 200 chữ về lòng yêu nước, các em có thể tham khảo nhiều chủ đề nghị luận thường gặp khác để chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới như: Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tôn trọng lẽ phải, Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật, Nghị luận xã hội 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa, Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự sẻ chia trong cuộc sống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button