Giáo dục

Học sinh tiêu biểu là gì? Học sinh tiểu biểu có phải là học sinh giỏi không?

Cùng Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội tìm hiểu học sinh tiêu biểu là gì nhé.

Học sinh tiêu biểu là gì?

Hiện nay chưa có một cái niệm cụ thể về Học sinh tiêu biểu là gì? Tuy nhiên, cha mẹ có thể hiểu đơn giản như sau:

Học sinh tiêu biểu là những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện.

Vậy học sinh tiêu biểu chưa phải là học sinh giỏi các cha mẹ nhé.

Đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.

Điều kiện để học sinh được tặng học sinh tiêu biểu

Từ ngày 20/10/2020, Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học sẽ chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới.

Vào cuối năm học Hiệu trưởng tặng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập, rèn luyện khi học sinh đáp ứng đủ các điều kiện đề ra.

Danh hiệu Học sinh Xuất sắc được trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành Xuất sắc.

Danh hiệu Học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện sẽ trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.

Ngoài ra, học sinh có thành tích đột xuất trong năm học được khen thưởng đột xuất. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt.

Ý nghĩa của việc đánh giá chất lượng học sinh

Trong quá trình học tập việc đánh giá năng lực học tập của học sinh đóng vai trò rất quan trọng.

– Đối với học sinh việc kiểm tra đánh giá thường xuyên có hệ thống sẽ cung cấp kịp thời những thông tin giúp cho học sinh tự điều chỉnh hoạt động học.

Từ đó kịp thời nhận thấy mức độ đạt được những kiến thức của mình, phát hiện lỗ hổng kiến thức để bổ sung trước khi bước vào học phần kiến thức mới, có cơ hội để nắm chắc những yêu cầu cụ thể đối với từng phần của chương trình.

– Thông qua kiểm tra đánh giá học sinh sẽ rèn luyện và củng cố được nhiều kỹ năng như: Ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa hệ thống kiến thức.

– Kiểm tra đánh giá được tổ chức nghiêm túc, công bằng sẽ giúp học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, có ý chí vương lên để đạt được kết quả cao hơn.

Điểm mới về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27

Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học có những điểm mới sau đây:

Việc đánh giá học sinh tiểu học bao gồm đánh giá thường xuyên và định kỳ.

– Đánh giá thường xuyên

Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục.

+ Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.

+ Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.

+ Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.

– Đánh giá định kỳ

Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục

Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

+ Hoàn thành tốt: Thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

+ Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

+ Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực.

Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:

– Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.

– Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.

– Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button