Lớp 11

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 11 năm 2021 – 2022 là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp toàn bộ kiến thức phần tiếng Việt, phần tập làm văn kèm theo một số đề thi minh họa.

Đề cương cuối kì 2 Văn 11 là tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho các bạn học sinh lớp 11 có thể ôn tập tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Đề cương ôn thi HK2 Ngữ văn 11 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề cương Ngữ văn 11 học kì 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề cương ôn thi học kì 2 Văn 11 năm 2021 – 2022

I. LÍ THUYẾT:

Bài 1: Nghĩa của câu.

Bài 2: Tiểu sử tóm tắt.

Bài 3: Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt.

Bài 4: Phong cách ngôn ngữ chính luận.

II. TẬP LÀM VĂN:

*Nghị luận xã hội:

Câu 1: Từ ý kiến dưới đây, anh chị suy nghĩ gì về việc: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”?

“Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới….Nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề…”

(Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “ bệnh thành tích”- một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đến sự phát triển của xã hội hiện nay.

Câu 3: Các-Mác từng nhận định “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”. Hãy nêu cách giữ gìn tình bạn

Câu 4: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Câu 5: Các Mác nói: “mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ câu nói trên.

*Nghị luận văn học:

Bài 1: Bài thơ: “ Vội vàng” của Xuân Diệu.

Bài 2: Bài thơ: “Tràng giang” của Huy Cận.

Bài 3: Bài thơ: “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.

Bài 4: Bài thơ: “Từ ấy” của Tố Hữu.

Bài 5: Bài thơ: “Chiều tối(Mộ) [Nhật kí trong tù]” của Hồ Chí Minh.

ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 11

Học kì II – Năm học 2021 -2022

I. LÍ THUYẾT:

Bài 1:

I. Hai thành phần nghĩa của câu.

1. Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái.

2. Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán.

II. Nghĩa sự việc.

1. Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.

2. Một số biểu hiện của nghĩa sự việc:

+ Biểu hiện hành động.

+ Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.

+ Biểu hiện quá trình.

+ Biểu hiện tư thế.

+Biểu hiện sự tồn tại.

+ Biểu hiện quan hệ.

3. Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.

III. Nghĩa tình thái.

1. Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.

2. Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái.

+ Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.

– Khẳng định tính chân thực của sự việc

– Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp.

– Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.

– Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra.

– Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.

+ Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.

– Tình cảm thân mật, gần gũi.

– Thái độ bực tức, hách dịch.

– Thái độ kính cẩn.

Bài 2:

I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.

1. Khái niệm:

– Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó.

2. Mục đích:

– Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của người được nói tới.

– Giúp những người có trách nhiệm làm công tác tổ chức.

– Giúp chúng ta trong việc lựa chọn ban bố, giới thiệu cán bộ lãnh đạo.

– Nắm được tiêủ sử nhà văn, nhà thơ, thêm cơ sở để hiểu đúng, hiểu sâu hơn các sáng tác của họ.

3. Yêu cầu:

– Thông tin một cách khách quan, chính xác về người được nói tới: phải ghi cụ thể, chính xác những số liệu, mốc thời gian, thành tích, đóng góp nổi bật.

– Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt.

– Văn phong cần cô đọng, trong sáng, giản dị, không sử dụng các biện pháp tu từ, phương thức chủ yếu là thuyết minh.

II. Cách viết tiểu sử tóm tắt.

1. Các phần của tiểu sử tóm tắt: 4 phần:

+ Giới thiệu khái quát nhân thân(họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, gia đình, học vấn,…)

+ Giới thiệu ngắn gọn lĩnh vực hoạt động xã hội của người được giới thiệu: làm gì, ở đâu, mối quan hệ với mọi người…

+ Những đóng góp, những thành tựu tiêu biểu của người được giới thiệu.

+ Đánh giá chung(vai trò, tác dụng…)

2. Các bước viết tiểu sử tóm tắt:

+ Sưu tầm tài liệu về đối tượng thông qua việc đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng…

+ Sắp xếp, chọn lọc những tài liệu tiêu biểu.

+ Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản.

+ Kiểm tra, sửa chữa lại văn bản đã viết.

Bài 3:

I. Loại hình ngôn ngữ.

1. Loại hình ngôn ngữ: là những ngôn ngữ có sự giống nhau về những đặc trưng cơ bản như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Có hai loại hình ngôn ngữ: ngôn ngữ đơn lập(tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán,…) và loại hình ngôn ngữ hòa kết(tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh,…)

2. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

II. Đặc điểm loại hình ngôn ngữ.

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.

– Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết.

– Về mặt sử dụng, tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.

Ví dụ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

– 7 tiếng / 7 từ / 7 âm tiết.

– Đọc và viết đều tách rời nhau

-Đều có khả năng cấu tạo nên từ: Trở về / ăn chơi / thôn xóm…

2. Từ không biến đổi hình thái.

Ví dụ: Tôi1 tặng anh ấy1 một cuốn sách, anh ấy2 tặng tôi2 một quyển vở.

– Từ trong Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.

3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.

Ví dụ:

– Tôi ăn cơm / ăn cơm với tôi / ăn phần cơm của tôi nhé.

– Tôi đang ăn cơm

– Tôi đã ăn cơm rồi

– Tôi sẽ ăn cơm

– Tôi vừa ăn cơm xong

-Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.

Bài 4:

I. Các văn bản chính luận (thể loại):

Hịch, cáo, chiếu. các cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu, các bài bình luận, xã luận, các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị…

II. Khái niệm:

Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng(khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự…nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng… theo một quan điểm chính trị nhất định.

III. Đặc trưng :

phong cách ngôn ngữ chính luận có ba đặc trưng cơ bản : tính công khai về quan điểm chính trị ; tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận ; tính truyền cảm, thuyết phục.

II. TẬP LÀM VĂN:

*Nghị luận xã hội:

Câu 1.

a. Mở bài.[Trực tiếp hoặc gián tiếp]

– Giới thiệu vấn đề( Nhìn nhận được cái mạnh cái yếu của con người VN để bước vào thế kỷ XXI ).

– Trích dẫn: “Cái mạnh ….nặng nề…”

(Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

b.Thân bài:Triển khai vấn đề.

– Cái mạnh: Thông minh và nhạy bén với cái mới. ( Dẫn chứng minh họa làm sáng rõ vấn đề )

– Cái yếu: + Lỗ hổng về kiến thức cơ bản.

+ Khả năng thực hành, sáng tạo bị hạn chế

-> ảnh hưởng đến công việc, học tập và năng lực làm việc.

– Mỗi chúng ta cần phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, tự trang bị những kiến thức tốt nhất để chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ XXI.

c. Kết luận.

– Đánh giá ý nghĩa của vấn đề.

– Rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2:

a. Mở bài.[Trực tiếp hoặc gián tiếp] Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài:Triển khai vấn đề.

– Giải nghĩa từ “thành tích”: những kết quả, thành quả xuất sắc đã đạt được đối với một công việc cụ thể sau một thời gian nhất định.

– Bệnh thành tích là việc báo cáo không đúng sự thật về kết quả làm việc, cụ thể là làm được ít hoặc không đạt yêu cầu nhưng báo cáo thì bịa đặt ra là làm được rất nhiều việc hoặc vượt mức. “Làm thì láo báo cáo thì hay”.

– Căn bệnh này không chỉ lừa dối cấp trên, lừa dối xã hội mà còn lừa dối chính bản thân mình, gây ra một thói xấu khác là chủ quan, tự mãn một cách vô lối.

– Cách khắc phục là phải tôn trọng sự thật, nghiêm túc với bản thân mình, làm việc có lương tâm, trách nhiệm.

c. Kết luận.

– Đánh giá ý nghĩa của vấn đề.

– Rút ra bài học cho bản thân.

………….

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề cương học kì 2 Ngữ văn 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button