Kho tàng văn học dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, không chỉ là những sự tích, những câu chuyện cổ mà còn cả một kho tàng ca dao, dân ca được sử dụng ẩn dụ trong cuộc sống hằng ngày. Hôm nay, các bạn hãy cùng THPT Thanh Khê tìm hiểu một số câu ca dao tục ngữ về lịch sự tế nhị nhé.
Tìm hiểu lịch sự, tế nhị là gì?
– Lịch sự là những cử chỉ hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
– Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa.
– Lịch sự tế nhị biểu hiện ở hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
Những câu ca dao về lịch sự tế nhị, ứng xử trong giao tiếp
1. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
2. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
3. Rượu nhạt uống mấy cũng say
Người khôn nói mấy dẫu hay cũng nhàm.
4. Đừng khinh dưa muối tương cà
Tuy không lịch sự nhưng mà tự do.
5. Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu.
6. Miếng trầu của đáng là bao
Chẳng ăn cầm lấy cho vừa lòng nhau.
7. Bốn phương sum họp một nhà
Miếng trầu lịch sự nhưng mà tự do.
8. Cạn đồng thì uống nước khe
Hết người lịch sự thì ve người đần.
9. Nước có lúc đỏ lúc vàng
Làm nơi lịch sự hơn chàng chàng ơi!
10. Người ngu chẳng biết xã giao
Những người lịch sự thì nào ai chê.
11. Mê anh chẳng bởi túi tiền
Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng.
12. Nhà em rau muống tương cà
Tuy không lịch sự nhưng mà sạch trong.
13. Phong lưu mỗi người một cách
Lịch sự mỗi người một kiểu.
14. Khen ai khéo tạc nên dừa
Đấy trèo đây hứng cho vừa lòng nhau.
15. Miếng trầu chẳng đáng là bao
Chẳng ăn cầm lấy cho đây vừa lòng.
16. Nói đẩy đưa cho vừa lòng bạn
Con sông Giang Hà chỗ cạn chỗ sâu.
17. Đời cha vo tròn đời con bóp méo
Ăn nắm xôi dẻo nhớ nẻo nhà hàng
Chẳng gì tươi tốt bằng vàng
Chẳng gì lịch sự vẻ vang bằng tiền.
18. Thổi quyển phải biết chuyền hơi
Khuyên người phải biết lựa lời khôn ngoan.
19. Xin trời đừng nắng chớ mưa
Râm râm gió mát cho vừa lòng tôi.
20. Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà, có duyên.
21. Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.
22. Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu chuông đánh bên thành cũng kêu.
23. Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê.
24. Người khôn ăn nói nửa chừng
Để cho người dại nửa mừng nửa lo.
25. Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.
26. Kim vàng ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
27. Khôn ngoan, chẳng lọ nói nhiều,
Người khôn, nói một vài điều cũng khôn.
28. Sảy chân, gượng lại còn vừa,
Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.
29. Chim ngu ăn mận ăn me
Người ngu ăn nói chua lè mắm tôm.
30. Hoa thơm ai chẳng nâng niu
Người khôn ai chẳng kính yêu mọi bề.
Những câu tục ngữ về lịch sự tế nhị trong cuộc sống giữa người với người
1. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
2. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
3. Một sự nhịn, chín sự lành.
4. Nói ngọt lọt tới xương.
5. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.
6. Gọi dạ bảo vâng.
7. Đi thưa về trình.
8. Đi hỏi về chào.
9. Thủ khẩu như bình phòng ý như thành.
10. Ăn có nhai, nói có nghĩ.
11. Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
12. Lời nói, gói vàng.
13. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
14. Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
15. Tiên học lễ, hậu học văn.
16. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
17. Trên kính dưới nhường.
18. Đi thưa cho biết, về trình cho hay.
19. Tiếng mời thơm hơn mùi rượu.
Tóm lại, ca dao tục ngữ từ xưa đến nay luôn đa dạng và phong phú về cách sống, cách làm người mà ông cha ta đã để lại cho con cháu. Trong cuộc sống, thì việc giao tiếp với người khác là không thể thiếu được, vì vậy chúng ta cần biết cách cư xử cho đúng với chuẩn mực của xã hội. Hi vọng bài viết ca dao tục ngữ về lịch sự tế nhị này có thế giúp các bạn hiểu thêm về sự phong phú về ca dao tục ngữ Việt Nam.