Stt Hay

Sưu tầm ca dao tục ngữ về giữ chữ tín

Trong đời sống xã hội, một trong những cơ sở để tạo dựng và củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau đó là lòng tin, có lòng tin thì có tất cả nhưng làm thế nào để có được lòng tin của mọi người điều đó tùy thuộc vào việc làm cách xử sự của mỗi chúng ta. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về chữ tín, bài viết hôm nay THPT Thanh Khê sẽ giới thiệu đến các bạn một số câu ca dao tục ngữ về giữ chữ tín.

Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chữ tín là gì?

Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau. Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau. Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm tốt chức trách nhiệm giữ đúng lời hứa, đúng hẹn với mọi người trong mối quan hệ xung quanh.

Câu chuyện về việc giữ chữ tín

Nước Lỗ có một cái đỉnh rất quý bị nước Tề bắt phải đem dâng, vua Lỗ tiếc lắm nên cho làm một cái đỉnh giả đưa sang.

Vua Tề bảo: “Phải có Nhạc Chính Tử đem đỉnh sang nói, thì ta mới tin”.

Vua Lỗ cho gọi Nhạc Chính Tử đến, bảo đi.

Nhạc Chính Tử hỏi: “Sao không đưa đỉnh thật?”.

Vua Lỗ nói: “Ta quý cái đỉnh ấy lắm”.

Nhạc Chính Tử thưa: ”Nhà vua quý cái đỉnh ấy như thế nào thì tôi quý cái đức tín của tôi như thế”.

Sau đó vua Lỗ phải đưa đỉnh thật Nhạc Chính Tử mới chịu đi.

(Theo cổ học tinh hoa)

Câu chuyện trên cho ta thấy, Nhạc Chính Tử không đi nộp đỉnh giả vì như vậy ông sẽ mất đi niềm tin với vua Tề, ông rất là coi trọng chữ tín vì vậy ông mới được sự tin tưởng từ vua Tề.

Một số câu tục ngữ về giữ chữ tín bạn nên biết

1. Giấy rách còn giữ lấy lề. (Câu này có ý nghĩa là: dù có gian khổ, có khó khăn đến đâu thì vẫn giữ được lòng tin và sự tín nhiệm đối với người khác.)

2. Lời nói gió bay.

3. Hứa chắc như đinh đóng cột. (Câu này ý nói không hứa thì thôi, đã hứa thì nhất định phải làm cho bằng được.)

4. Nói một đằng làm một nẻo. (Câu này ý nói hứa thì phải thực hiện đúng lời hứa đó, không được hứa một đằng này lại đi làm một đằng khác, như vậy sẽ làm mất lòng tin của mọi người.)

5. Quý chữ tín hơn vàng. (Có nghĩa là vàng không mua được chữ tín, chữ tín còn đáng giá hơn vàng.)

6. Hứa hươu, hứa vượn. (Câu này có nghĩa là hay hứa này hứa kia, hứa các kiểu linh tinh nhưng chỉ hứa xuông, hứa cho có hứa và sẽ không sao giờ thực hiện lời hứa của mình.)

7. Người sao một hẹn thì nên, người sao chín hẹn thì quên cả mười. (Ý nói có người thì chỉ hẹn một lần nhưng đều làm, đều giữ đúng lời hứa. Còn có người hẹn lần này sang lần khác, hẹn chín lần mười lượt nhưng chẳng bao giờ thực hiện được lời đã nói.)

8. Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy. (Ý nghĩa của câu nói này là người quân tử thì chỉ nói đúng một lời, đã hứa thì sẽ làm đúng lời hứa, không bao giờ thất hứa.

Cũng có thể hiểu nôm na câu này như sau: người quân mà làm mất lòng tin thì bốn con ngựa sẽ xé xác, câu này các bạn thường nghe trong phim cổ trang của Trung Quốc.)

9. Bảy lần từ chối còn hơn một lần thất hứa. (Ý nói thà bạn không hứa, từ chối không làm, còn hơn bạn nhận lời mà không thực hiện sẽ mất lòng tin với người khác.)

10. Treo đầu dê, bán thịt chó.

11. Rao mật gấu, bán mật heo.

12. Rao ngọc, bán đá. (3 câu này có ý nghĩa nói đến những người làm ăn gian dối, không trung thực, rao một đằng bán một nẻo)

13. Một lần bất tín, vạn lần bất tin. (Câu tục ngữ muốn dạy chúng ta phải biết giữ chữ tín, lòng tin của người khác đối với mình. Nếu một lần dối gian, không giữ chữ tín thì dù bạn có nói thật hay làm gì đi nữa người khác vẫn không tin tưởng bạn)

14. Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.

15. Nhất ngôn cửu đỉnh.

16. Nhất độ thất tín vạn sự bất tin.

17. Quân tử nhất ngôn. (Người quân tử chỉ nói 1 lời)

18. Đã nói là làm.

19. Giấy rách phải giữ lấy lề. (Tuy khó khăn, khổ sở, vất vả nhưng vẫn giữ được lòng tin, đức hạnh, tín nhiệm)

20. Lời nói như đinh đóng cột.

Những câu ca dao về giữ chữ tín ông cha ta để lại

Chọn mặt gửi vàng.
Một sự bất tín, vạn sự bất tin.

Nghĩa của câu này là: chỉ cần bạn thất hứa một lần duy nhất thì sau này bạn có nói điều gì đi nữa người ta sẽ không còn tin tưởng bạn nữa.

Nói chín thì phải làm mười
Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.

Không cần nói nhiều, không cần hứa nhiều, chỉ cần làm sẽ được mọi người yêu quý còn hơn nói nhiều, hứa nhiều mà chẳng làm được bao nhiêu thì sẽ bị người khác cười chê.

Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười.

Người thì dù chỉ hẹn 1 lần nhưng vẫn nhớ, còn có người thì hẹn 9 lần nhưng lại quên hết 10, không biết giữ lời hứa.

Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Lời đã nói ra thì phải biết ghi nhớ và thực hiện, đừng nói ra cho có xong rồi lại quên mất như con bướm đậu rồi lại bay. Phải biết giữ chữ tín thì người khác mới tin tưởng vào mình.

Hay gì lừa đảo kiếm lời
Cả nhà ăn uống, tội trời riêng mang.

Làm người phải sống thật thà, ngay thẳng, không nên lừa đảo, gian dối. Tội lỗi sau này sẽ phải gánh chịu và trả giá cho những việc mình làm.

Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ
Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.

Đây là một số câu ca dao tục ngữ về giữ chữ tín đã được Thptthanhkhe.edu.vn sưu tầm. Mỗi câu ca dao, tục ngữ đều mang một ý nghĩa sâu sắc mà ông cha ta muốn khuyên dạy con cháu mình. Chữ tín là điều rất quan trọng, người với người kết nối với nhau bởi sự tin tưởng, vì thế sống sao cho đúng chữ tín ở đời, đừng nên vì lợi ích cá nhân mà đánh mất nó. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn biết thêm được nhiều câu ca dao tục ngữ của Việt Nam và hãy nhớ rằng người không có chữ tín thì sẽ chẳng làm chi nên việc.

Bạn có thể quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button