Mỗi đất nước sẽ có một cách đón năm mới riêng, mang bản sắc văn hóa dân tộc mình. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn những điểm riêng trong phong tục đón năm mới của các nước trên thế giới.
Trung Quốc
Với người Trung Quốc, trong dịp Tết nhất định phải ăn sủi cảo. Sủi cảo mang ý nghĩa tạm biệt năm cũ, chào năm mới với những khởi đầu mới. Nhân sủi cảo được làm từ rau củ và thịt, gói ngoài là lớp vỏ bánh được cán mỏng. Đặc biệt, đôi khi người ta còn bỏ đồng xu vào nhân bánh một cách ngẫu nhiên. Việc làm trên có nghĩa là ai ăn được chiếc bánh có tiền xu sẽ gặp thật nhiều may mắn trong năm mới.
Vương quốc Anh
Tương tự nhiều nước Phương Đông, người dân Vương quốc Anh cũng có tập tục xông đất năm mới. Theo quan niệm của người dân, vị khách đầu tiên đến xông đất là nam sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia chủ. Người khách khi đến có mang theo bánh mỳ, quà, tiền hoặc than đá sẽ là lời chúc năm mới tốt nhất, nhằm hy vọng gia chủ sẽ có 1 năm đủ đầy, sung túc. Bên cạnh đó, người dân Anh cũng kiêng kỵ với phụ nữ đến xông đất hoặc người có tóc đỏ.
Hungari
Tại Hungari, người dân thường đón năm mới bằng cách đốt hình nộm. Những hình nộm này có tên gọi là “Jack Straw” và được coi như vật tế thần. Hình nộm tượng trưng cho những điều xui xẻo. Nên đốt chúng đi sẽ xua tan những điều không may mắn của năm cũ và chào đón năm mới.
Bồ Đào Nha
Tại Bồ Đào Nha, vào đêm giao thừa khi đồng hồ điểm 12h, người dân nơi đây sẽ ăn 12 trái nho. Bởi người dân Bồ Đào Nha tin rằng 12 trái nho là tượng trưng cho 12 tháng hạnh phúc trong năm mới.
Phong tục đón năm mới của Israel
Trong năm mới, người dân thường tiến hành 1 nghi thức đặc biệt và có lịch sử lâu đời, đó là nghi thức ném tội lỗi xuống biển. Người dân nơi đây tin rằng tội lỗi của họ sẽ được gột sạch để tạm biệt năm cũ, đón năm mới nếu ném đồ ăn hay những mẩu bánh mỳ xuống biển. Bên cạnh đó, khi gặp nhau vào dịp Tết, người dân sẽ cúi gập người xuống, đưa tay lên ngang tay rồi nói lời chúc “salom” nghĩa là “hòa bình”.
Philipines
Theo quan niệm của người dân Philipines, hình tròn tượng trưng cho may mắn và thịnh vượng. Vì vậy, khi ngày Tết đến, người dân nơi đây thường thích ăn những loại hoa quả, đồ ăn có hình tròn. Đặc biệt, trang phục có hình chấm bi rất được người đây ưa chuộng bởi điều này sẽ mang đến 1 năm thật viên mãn, sung túc cho họ.
Ai Cập
Phần lớn người Ai Cập theo đạo Hồi nên năm mới thường bắt đầu khi thông báo được phát đi từ nhà thờ M.A-li ở thủ đô Cairo và mặt trăng lên có hình lưỡi liềm. Trong những ngày Tết, người dân Ai Cập sẽ thưởng thức các loại bánh truyền thống đặc sản. Thông thường, các cô bé sẽ nhận được những chiếc bánh hình cô gái xinh xắn với trang phục sặc sỡ, bắt mắt. Còn các cậu bé sẽ nhận được những chiếc bánh hình con trai đang cưỡi ngựa.
Đặc biệt, tại Ai Cập còn có tục lệ lâu đời là làm ồn vào dịp Tết. Bởi người dân tin rằng đánh trống, thổi kèn, đốt pháo,… tạo ra tiếng động sẽ giúp xua đuổi ma quỷ để đón năm mới bình yên.
Peru
Với nhiều quốc gia, điển hình là Peru, màu vàng được coi là màu của may mắn và thịnh vượng. Do đó, trong đêm giao thừa, người dân thường mặc đồ màu vàng để cầu mong may mắn. Trong các hội chợ đầu năm, pháp sư Peru thường thực hiện các nghi lễ tắm hoa vàng nhằm cầu may và chúc phúc cho tất cả mọi người.
Paragoay
“Ngày hàn thực” là ngày cuối cùng của năm tại Paragoay. Trong những ngày lễ, mọi người thường ăn đồ nguội và không nhóm lửa, nhóm lò. Đến ngày đầu của Tết dương, người dân mới nhóm lò để cầu chúc một năm mới ấm no.
Mỹ
Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc, phần đông là người nhập cư. Do đó, lễ đón năm mới tại đây mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau. Thông thường, trong đêm giao thừa, người dân nơi đây sẽ đổ ra đường cùng nhảy múa mừng năm mới. Trong bữa ăn cuối năm, người Mỹ thường ăn cá mòi, mật ong và bắp cải. Bởi theo quan niệm nơi đây, cá mòi tượng trưng cho công danh. Bắp cải là biểu tượng của tiền bạc còn mật ong tượng trưng cho của cải dồi dào.
Trên đây là phong tục đón năm mới của một số quốc gia trên thế giới. Hy vọng những thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn thêm những hiểu biết văn hóa mới.
Xem thêm:
Đăng kí ngay khóa tại THPT Thanh Khê để hiểu hơn về văn hóa- lịch sử của Trung Quốc tại đây: