Hôm nay THPT Thanh Khê sẽ giới thiệu đến các bạn câu chuyện về một trong những thành ngữ được coi là “kinh điển” của người Trung Quốc. Chắc hẳn không chỉ những người Trung Quốc mà đối với mỗi người Việt Nam chúng ta câu thành ngữ này cũng trở nên quen thuộc ngay từ khi còn nhỏ, Dưới đây là câu chuyện về thành ngữ “铁杵磨针” – “ Có công mài sắt, có ngày nên kim.”
铁杵磨针
唐朝著名大诗人李白小时候不喜欢念书,常常逃学,到街上去闲逛。
一天,李白又没有去上学,在街上东溜溜、西看看,不知不觉到了城外。暖和的阳光、欢快的小鸟、随风摇摆的花草使李白感叹不已,“这么好的天气,如果整天在屋里读书多没意思?”
走着走着,在一个破茅屋门口,坐着一个满头白发的老婆婆,正在磨一根棍子般粗的铁杵。李白走过去,“老婆婆,您在做什么?”
“我要把这根铁杵磨成一个绣花针。 ”老婆婆抬起头,对李白笑了笑,接着又低下头继续磨着。
“绣花针?”李白又问:“是缝衣服用的绣花针吗?”
“当然!”
“可是,铁杵这么粗,什么时候能磨成细细的绣花针呢?”
老婆婆反问李白:“滴水可以穿石,愚公可以移山,铁杵为什么不能磨成绣花针呢?”
“可是,您的年纪这么大了?”
“只要我下的功夫比别人深,没有做不到的事情。”
老婆婆的一番话,令李白很惭愧,于是回去之后,再没有逃过学。每天的学习也特别用功,终于成了名垂千古的诗仙。
Tiě chǔ mó zhēn
Táng cháo zhùmíng dà shīrén lǐbái xiǎoshíhòu bù xǐhuān niànshū, chángcháng táoxué, dào jiē shàngqù xiánguàng.
Yītiān, lǐbái yòu méiyǒu qù shàngxué, zài jiē shàng dōng liūliū, xī kàn kàn, bùzhī bù jué dàole chéng wài. Nuǎnhuo de yángguāng, huānkuài de xiǎo niǎo, suí fēng yáobǎi de huācǎo shǐ lǐbái gǎntàn bùyǐ,“zhème hǎo de tiānqì, rúguǒ zhěng tiān zài wū li dúshū duō méiyìsi?”
Zǒuzhe zǒuzhe, zài yīgè pò máowū ménkǒu, zuòzhe yīgè mǎn tóu bái fà de lǎopópo, zhèngzài mó yī gēn gùnzi bān cū de tiě chǔ. Lǐbái zǒu guòqù,“lǎopópo, nín zài zuò shénme?”
“Wǒ yào bǎ zhè gēn tiě chǔ mó chéng yīgè xiùhuā zhēn. ” Lǎopópo tái qǐtóu, duì lǐbái xiàole xiào, jiēzhe yòu dīxià tou jìxù mózhe.
“Xiùhuā zhēn?” Lǐbái yòu wèn:“Shì fèng yīfú yòng de xiùhuā zhēn ma?”
“Dāngrán!”
“Kěshì, tiě chǔ zhème cū, shénme shíhòu néng mó chéng xì xì de xiùhuā zhēn ne?”
Lǎopópo fǎnwèn lǐbái:“Dīshuǐ kěyǐ chuān shí, yú gōng kěyǐ yí shān, tiě chǔ wèishéme bùnéng mó chéng xiùhuā zhēn ne?”
“Kěshì, nín de niánjì zhème dàle?”
“Zhǐyào wǒ xià de gōngfū bǐ biérén shēn, méiyǒu zuò bù dào de shìqíng.”
Lǎopópo de yī fān huà, lìng lǐbái hěn cánkuì, yúshì huíqù zhīhòu, zài méiyǒu táoguò xué. Měitiān de xuéxí yě tèbié yònggōng, zhōngyú chéngle míngchuíqiāngǔ de shī xiān.
“ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Lý Bạch là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường, khi còn nhỏ ông không thích học hành, thường xuyên trốn học, thích đi lang thang trên phố.
Một hôm, Lý Bạch lại không đi học mà ra phố ngó ngó nghiêng nghiêng, không biết từ lúc nào đã ra đến ngoại thành. Ánh mặt trời ấm áp, chim chóc hát ca vui nhộn, hoa cỏ đung đưa theo gió khiến Lý Bạch không khỏi thốt lên: “Thời tiết đẹp như thế này, nếu cả ngày ngồi học ở trường thì đúng là vô vị biết bao nhiêu?”
Lý Bạch cứ đi mãi đi mãi, chợt đến một túp lều rách nát, ngồi trước cửa của túp lều là một bà lão tóc bạc phơ, đang mài một thanh vừa tròn vừa to như một thanh sắt. Ông liền bước đến : “ Bà ơi, bà đang làm gì thế?”
“ Bà phải mài thanh sắt này thành một cái kim thêu!” Bà lảo ngẩng đầu cười với Lý Bạch rồi lại cúi đầu tiếp tục mài.
“ Kim thêu?” Lý Bạch tiếp tục hỏi : “ Là loại kim thêu dùng để may quần áo phải không ạ?”
“ Đương nhiên rồi!”
“ Nhưng, thanh sắt thô như vậy đến bao giờ mới mài thành một chiếc kim nhỏ bé chứ?
Bà lão hỏi lại Lý Bạch: “ Nước chảy đá mòn, Ngu công có thể dời núi, thì vì sao không thể dùng sắt mài thành cây kim thêu chứ?”
“ Nhưng bà đã lớn tuổi rồi!”
“ Chỉ cần ta bỏ công sức nhiều hơn người khác thì có gì mà không làm được chứ?”
Những lời của bà lão khiến Lý Bạch vô cùng xấu hổ, vì vậy sau khi quay về ông không bao giờ trốn học nữa, mỗi ngày Lý Bạch đều học hành hết sức chăm chỉ, cuối cùng ông đã trở thành một trong những nhà thơ Đường vĩ đại.
Xem thêm: