TIẾNG TRUNG HSK

[ HỌC TIẾNG TRUNG ] THÀNH NGỮ 牛角挂书 /Niújiǎo guà shū/ Sách treo sừng trâu

THPT Thanh Khê : [ HỌC TIẾNG TRUNG ] THÀNH NGỮ 牛角挂书 /Niújiǎo guà shū/ Sách treo sừng trâu

隋代襄阳人李密,专心向学,从不浪费一分一秒,因此,他的学习生活是相当紧凑的。能利用的时间,他都花在书本上。有一次,他到缑山去,他怕旅途之中搁时间太多,出发以前,想出了一个一面行路一面读书的好办法。他用蒲草编织了个鞍放在牛背上,把要看的汉书挂在牛角上。就这们,他很舒服地骑牲口,一手拿书本,一手牵缰绳,走看,几乎跟在屋子里没有两样。走在途中,因为李密的注意力太集中了,他一动也不动,就像一座雕塑摆在牛背上。正巧,当朝大臣杨素也经过这里,见到世上还有这般好学的人,便顾不得自己赶路,偷偷地紧跟在后边,走上一大段路,李密一点都不知道。直到他扭转马头,准备另换一本书的时候,杨素才和他谈话,问他看什么书?这时候,李密也只是勉强动了动脑筋,向身边一瞥,漫不经心地说:「看孔子传。」
成语解释

Thời xa xưa, có một chàng trai vô cùng yêu thích đọc sách tên là Lý Mật. Mỗi ngày trôi qua cậu đều không lãng phí bất cứ một giây phút nào, toàn tâm toàn ý dành cho việc đọc sách.
Một ngày kia, cậu có việc phải tới núi Câu, lo lắng đường xa tốn quá nhiều thời gian vì thế ngay nên trước khi xuất phát, cậu đã nghĩ ra được một giải pháp. Cậu lấy tất cả những cuốn sách mình muốn đọc treo lên trên sừng trâu còn mình an vị trên lưng chú trâu ấy. Cứ thế, trên suốt con đường tới núi Câu, cậu có thể đọc sách thoải mái như ở trong nhà, một tay cầm sách đọc, một tay kéo dây cương. Dọc đường đi, cũng bởi cậu quá chuyên tâm vào việc đọc sách mà cậu ngồi yên bất động như một pho tượng điêu khắc trên lưng trâu. Vừa vặn lúc ấy học giả nổi danh đương thời Dương Tồn đi ngang qua, nhìn cảnh tượng đó, ông không kìm được sự ngac nhiên, lặng lẽ đi sau chú trâu ấy. Tận tới khi Lí Mật quay lại, chọn một cuốn sách mới, ông mới đi lên cùng cậu nói chuyện, hỏi han cậu đang đọc cuốn sách gì. Khi ấy, Lý Mật cũng chỉ miễn cưỡng ngẩng đầu lên đáp ” Tôi đọc sách của Khổng Tử “.

➡ Ngày nay, cậu thành ngữ được sử dụng để ca ngợi những bạn nhỏ hiếu học, luôn biết cách tận dụng mọi khoảng thời gian cho học hành tiến bộ <3

➡ Ví dụ cách dùng :

+ 虽然他家境清寒,却有「牛角挂书」的勤学精神,真是难得。
Mặc dù điều kiện gia đình anh ấy rất khó khăn nhưng có tinh thần học hiếu học ” sách treo sừng trâu ” như vậy là điều hiếm thấy.

+ 求学时间,他以「牛角挂书」的精神努力用荔,才有今天的成就。
Thời còn ngồi trên ghế nhà trường, anh ấy lấy có tinh thần học ” sách treo sừng trâu ” làm phương châm cố gắng thì mới thành tài được như ngày nay.

 Còn bạn thì sao? Bạn đã nỗ lực được bao nhiêu % cho giấc mơ DU HỌC của mình rồi?

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button