Văn hóa Trung Hoa

Lúc ở nhà … Khi đến trường …

Tháng 6 đã sang, chúng ta lại hồi hộp chờ đón kết quả các trường lần lượt công bố, háo hức chia sẻ nhau những bảng danh sách có tên người Việt. THPT Thanh Khê biết sau những niềm vui hân hoan bao giờ cũng có những nỗi lo: nỗi lo “sốc” văn hóa, nỗi lo về môi trường sinh hoạt, nỗi lo xa gia đình, …

Với mong muốn các bạn muốn và sắp đi du học vơi bớt phần nào nỗi lo, THPT Thanh Khê đã kết nối với những bạn học viên cũ của trung tâm đang học tập tại Trung Quốc và ghi lại những câu chuyện, trải nghiệm quý giá của các bạn.

Hôm nay, mời các bạn cùng THPT Thanh Khê nghe tâm sự của một bạn trẻ rất trẻ đang du học ở Thượng Hải nhé. Chúng ta sẽ khó mà không “ồ”, “à” trước những thông tin chia sẻ dưới đây, thề luôn! 😉

_______________________________

Em tên Phạm Ngọc Anh, năm nay 19 tuổi. Em đang học năm nhất đại học Thượng Hải, chuyên ngành Hán ngữ. Em rất vui được chia sẻ câu chuyện du học của mình cho các bạn độc giả của THPT Thanh Khê.

Bạn Phạm Ngọc Anh – ĐH Thượng Hải (ảnh do nhân vật cung cấp)

Từ khi còn học phổ thông, em đã muốn học Đại học ở Trung Quốc vì em cảm thấy hứng thú với việc học tiếng Trung và muốn hiểu hơn về văn hóa lịch sử cũng như con người ở đất nước này.

Lúc em mới nói về việc sẽ đến Trung Quốc học tập gia đình em đã rất ngạc nhiên và có phần không ủng hộ vì em là con một, mà trong nhận thức của nhiều người Việt đất nước Trung Hoa này không được tốt đẹp mấy. Nhưng sau khi tìm hiểu và có sự định hướng rõ ràng thì gia đình đã đồng ý cho em theo học tại Đại học Thượng Hải.

Chuẩn bị chu đáo- Không bao giờ thừa

Trong khi chuẩn bị thủ tục thì chỉ có việc khám sức khỏe là hơi rắc rối vì phải khám đến 2 lần, 1 lần khám lấy kết quả để làm hồ sơ xét tuyển, 1 lần khám trước ngày sáng trường nhập học vì sang đến trường bên này vẫn sẽ phải đi khám sức khỏe lại. Nhưng vì đã khám trước ở Việt Nam rồi thì khi sang Trung Quốc, em chỉ cần làm thêm xét nghiệm máu, tiết kiệm rất nhiều so với chi phí khám tổng thể.

Khi ở nhà em đã học và thi HSK cấp 4. Thời gian đó vì đã có bằng cấp 4 và cũng không còn nhiều thời gian trước khi bay nên em đã có thời gian khá chểnh mảng việc học tiếng Trung. Nhưng sau khi sang bên này, sau khoảng thời gian đầu nhập học, em đã thấy rằng việc học không bao giờ là thừa cả. Tình trạng mà mọi người hay gặp phải nhất  trong thời gian đầu mới sang là sốc ngôn ngữ. Khi ở nhà em hay xem phim hoặc các chương trình giải trí của Trung Quốc để tập khả năng nghe nhưng trên phim và những chương trình đó cách phát âm và tốc độ nói so với thực tế là chuẩn và chậm hơn nhiều. Ở ngoài đời thực người Trung Quốc nói chuyện rất khó nghe trong khi phản xạ tự nhiên của bản thân mình với tiếng Trung có hạn nên rào cản ngôn ngữ ban đầu là luôn 1 khó khăn lớn.

Em nhớ có một lần em và bạn đi siêu thị khi thanh toán, nhân viên đã hỏi bọn em là có muốn lấy túi nilon không ( ở Trung Quốc, siêu thị và tiệm tạp hóa không cho túi nilon miễn phí, người mua phải trả tiền) bạn em đã trả lời rất nhanh là: “Có” (bằng tiếng Việt). Việc phản xạ ngôn ngữ này trong thời gian đầu cũng là 1 trở ngại nhưng sau vài tháng sẽ dần tốt hơn.

Và em có lời khuyên nhỏ cho những ai muốn học ngành Hán Ngữ bậc đại học như em. Bình thường thì có HSK 4 là đủ, là tốt rồi nhưng nếu trước khi nhập học mà có HSK 5 thì việc học sẽ thoải mái hơn vì sẽ được cắt giảm một số môn với tổng khoảng 24 tín chỉ.

Lúc ở nhà… Khi đến trường…

Khi ở nhà thì em là người khá lười tham gia các hoạt động tập thể nhưng sau khi sang đây thì những hoạt động do các trường, thành đoàn, thành hội tổ chức em đều được mọi người kêu gọi tham gia. Những hoạt động như giải cầu lông, bóng đá nữ, giao lưu văn nghệ của người Việt giữa các trường… và sắp tới đây là lễ học giao lưu văn hóa giữa các quốc gia do trường em – đại học Thượng Hải tổ chức mỗi năm 1 lần. Trường còn có nhiều lễ hội và hoạt động khác như lễ hội hoa cúc và rất nhiều cuộc thi văn nghệ, tài năng dành cho sinh viên.

Theo cảm nhận của em thì cuộc sống tại nơi này có chút gì đó rất xô bồ, nhộn nhịp chứ không yên bình như không khí ở Hà Nội. Một cuộc sống tiện nghi ở một trong những thành phố phát triển nhất Trung Quốc. Có nhiều lúc cũng cảm thấy rất mệt mỏi, cuộc sống đầy đủ tiện nghi nhưng không có gia đình bên cạnh không được ăn nhưng món ăn mà chỉ Việt Nam mới có. Kể cả những món mà bình thường không thích ăn nhưng sau khi sang bên này thì đặc biệt cảm thấy thèm lạ thường. Chắc du học sinh nào cũng vậy phải không? Đi ra ngoài, bầu trời rộng lớn rồi nhưng lúc nào cũng nhớ về gia đình và Việt Nam thân yêu !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button