Đề thi thử THPT Quốc Gia

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Sử Yên Lạc 2 lần 3 có đáp án

Các em học sinh lớp 12 hãy cùng tham khảo đề thi thử môn sử 2021 THPT Triệu Sơn 4 – Thanh Hóa lần 2 để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

Cùng Đọc tài liệu tham khảo ngay đề thi thử tốt nghiệp THPT này:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Sử Yên Lạc 2 lần 3

Câu 1: Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936 – 1939?

A. Đấu tranh báo chí.

B. Đấu tranh nghị trường.

C. Đấu tranh vũ trang.

D. Mít tinh, đưa dân nguyện

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn đói khủng khiếp làm hơn hai triệu đồng bào miền Bắc bị chết đói cuối 1944 đầu 1945?

A. Thực dân Pháp bắt dân ta bán thóc theo diện tích cày cấy.

B. Phát xít Nhật bắt dân ta nhổ lúa, phá hoa màu để trồng đay và thầu dầu..

C. Lương thực từ miền Nam không thể vận chuyển ra miền Bắc.

D. Vụ mùa năm 1945 thất thu do thiên tai.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đầu  năm 1930?

A. Là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.

B. Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam.

C. Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của dân tộc Việt Nam.

D. Đánh dấu phong trào công nhân bước đầu chuyển sang đấu tranh tự giác.

Câu 4: Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, các thế lực ngoại xâm và nội phản đều có âm mưu

A. chống phá cách mạng Việt Nam

B. biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới

C. giúp Trung Hoa Dân Quốc chiếm Việt Nam

D. mở đường cho Mĩ xâm lược Việt Nam

Câu 5: Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, những tỉnh giành được chính quyền sớm nhất là

A. Bắc Cạn, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

C. Bắc Giang, Hải Hưng, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

D. Cao Bằng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Nam.

Câu 6: Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa gì?

A. Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới

B. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam.

C. Tạo cơ sở thực lực để ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp.

D. Đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến.

Câu 7: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và Tổ quốc hiện nay?

A. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược.

B. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược.

C. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh.

D. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có môi trường hòa bình.

Câu 8: Ngành kinh tế nào được thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 – 1929)?

A. Nông nghiệp.

B. Thương nghiệp.

C. Giao thông vận tải.

D. Công nghiệp.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không được ghi trong Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946?

A. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.

B. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.

C. Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.

D. Việt Nam cho 15 000 quân Pháp ra Bắc thay thế quân Trung Hoa dân quốc

Câu 10: Chiến thắng nào sau đây làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương (1945 – 1954)?

A. Chiến thắng Việt Bắc (1947).

B. Chiến thắng Biên Giới (1950).

C. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).

D. Chiến thắng Hòa Bình (1951 – 1952).

Câu 11: Thất bại của các phong trào yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho cách mạng Việt Nam?

A. Tiến hành đồng thời cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất.

B. Sự giúp đỡ từ bên ngoài là điều kiện tiên quyết để đấu tranh giành độc lập.

C. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.

D. Chỉ khi lực lượng vũ trang lớn mạnh mới phát động quần chúng đấu tranh.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải nguyên tắc của tổ chức Asean?

A. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết dân tộc.

B. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

C. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực với nhau.

D. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Câu 13: Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách của chính phủ sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã hưởng ứng phong trào?

A. “Quỹ độc lập”

B. “Ngày đồng tâm”.

C. “Tăng gia sản xuất”.

D. “Không một tấc đất bỏ hoang”.

Câu 14: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Hương Khê.

B. Khởi nghĩa Yên Thế.

C. Khởi nghĩa Ba Đình.

D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

Câu 15: Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) Đảng ta đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là

A. bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng.

B. đế quốc và phát xít..

C. phát xít Nhật.

D. thực dân và phong kiến.

Câu 16: Sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do

A. tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị.

B. hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế.

C. các tổ chức chính trị tăng cường can thiệp vào quan hệ quốc tế.

D. muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế.

Câu 17: Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến 1930.

A. Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ với nhiều hình thức đấu tranh phong phú

B. Diễn ra quyết liệt, hình thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang

C. Thu hút đông đảo các tầng lớp, giai cấp tham gia

D. Diễn ra theo hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản.

Câu 18: Những tổ chức cộng sản nào tham dự hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930?

A. An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

B. Đảng Cộng sản Đông Dương và An Nam Cộng sản đảng.

C. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng.

D. Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 19: Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là gì?

A. Phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng.

B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

D. Tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

Câu 20: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân ra đời của Liên minh châu Âu (EU)?

A. Nhu cầu liên kết hợp tác để cùng nhau phát triển.

B. Hợp tác liên kết nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

C. Ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa.

D. Liên kết để đối trọng với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 21: Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu Mỹ là gì?

A. Ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam.

B. Ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam

C. Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.

D. Ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.

Câu 22: Nội dung nào không phải là xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?

A.  Hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều khu vực lại không ổn định.

B. Các quốc gia điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phát triển kinh tế.

C.  Sự phát triển và tác động của các công ty xuyên quốc gia.

D.  Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng đa cực.

Câu 23: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai,quân đội những nước Đồng minh nào vào Việt Nam để  giải giáp phát xít Nhật?

A. Liên Xô, Mĩ.

B. Trung Hoa Dân Quốc, Pháp.

C. Liên Xô, Anh.

D. Trung Hoa Dân Quốc, Anh.

Câu 24: Năm 1960, 17 quốc gia Châu Phi giành độc lập, lịch sử ghi nhận là.

A. “Năm giải phóng Châu Phi”

B. “ Năm Châu Phi”

C. “Năm Châu Phi giải phóng”

D. “Năm thắng lợi cách mạng Châu Phi”

Câu 25: Tháng 3 – 1921, Đảng Bônsêvích quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh

A. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

B. đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa.

C. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.

D. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị.

Câu 26: Lực lượng nào sau đây là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít?

A. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô.

B. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.

C. Nhân dân lao động ở các nước phá xít.

D. Nhân dân các nước thuộc địa.

Câu 27: Thời cơ “ngàn năm có một” của nhân dân Việt Nam trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 kết thúc khi

A. Nhật cùng thực dân Anh chống phá chính quyền cách mạng.

B. Nhật giao Đông Dương cho quân Trung Hoa Dân quốc.

C. thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược trở lại Việt Nam.

D. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật.

Câu 28: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Mĩ

A. phát triển chậm chạp.

B. phát triển mạnh mẽ.

C. ngày càng trì trệ.

D. bị thiệt hại nặng nề.

Câu 29: Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của Liên Xô đối với phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Là đồng minh tin cậy.

B. Là cầu nối kí kết các hiệp ước ngoại giao.

C. Là nước viện trợ không hoàn lại.

D. Là chỗ dựa vững chắc.

Câu 30: Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ

A. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định.

B. điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.

C. tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt.

D. điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.

Câu 31: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh lạnh?

A. Sự hình thành trật tự hai cực Ianta.

B. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược của Mĩ và Liên Xô.

C. Sự đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

D. Sự đối đầu giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô.

Câu 32: Cơ sở nào để khẳng định cuộc bãi công Ba Son (8/1925) là mốc đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XX?

A. Đoàn kết với công nhân các nhà máy ở Sài Gòn và nhân dân Trung Quốc.

B. Lần đầu tiên đã buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ, tăng lương 10% ngày làm 8 giờ.

C. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam đoàn kết với công nhân Trung Quốc chống đế quốc.

D. Đấu tranh có tổ chức, có mục tiêu chính trị, thể hiện ý thức chính trị và tinh thần quốc tế.

Câu 33: Kẻ thù của nhân dân thế giới được Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) xác định là

A. bọn phản động thuộc địa.

B. chủ nghĩa thực dân.

C. chế độ phong kiến.

D. chủ nghĩa phát xít.

Câu 34: Điểm tương đồng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam năm 1945 là

A. đều lật đổ chế độ phong kiến.

B. cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

C. lật đổ ách thống trị của đế quốc, phát xít.

D. mở ra kỉ nguyên độc lập, đi lên CNXH.

Câu 35: Sự kiện đưa Liên Xô trở thành nước mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

A. đưa con người lên mặt trăng.

B. đưa con người lên sao hỏa.

C. đưa I. Gagarin bay vòng quanh trái đất.

D. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Câu 36: Nội dung nào sau đây là nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX?

A. Do những đòi hỏi của cuộc sống con người.

B. Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất.

C. Do những đòi hỏi của lao động sản xuất.

D. Do yêu cầu của cuộc sống vật chất ngày càng cao của con người.

Câu 37: Các phong trào cách mạng 1930- 1931, 1936- 1939 và 1939- 1945 không có điểm khác biệt về

A. hình thức thành lập mặt trận

B. khẩu hiệu đấu tranh

C. nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt

D. nhiệm vụ chiến lược

Câu 38: Nội dung nào không phải là nhiệm vụ cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh đầu năm 1945?

A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.

C. Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.

D. Nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh.

Câu 39: Luận cương chính trị (10-1930) đã xác định lãnh đạo cách mạng Đông Dương là giai cấp nào?

A. Công nhân.

B. Nông dân.

C. Tiểu tư sản.

D. Tư sản.

Câu 40: Nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo và tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, tháng 2/1951, Đảng quyết định cho xuất bản tờ báo nào?

A. Thanh Niên.

B. Nhân Dân.

C. Tiền Phong.

D. Đại Đoàn Kết.

———– HẾT ———-

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Sử Yên Lạc 2 lần 3

Hãy đối chiếu bài là của các em với phần đáp án bên dưới:

Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a
1 C 11 C 21 C 31 B
2 B 12 A 22 C 32 D
3 D 13 A 23 D 33 D
4 A 14 A 24 B 34 B
5 B 15 C 25 A 35 C
6 A 16 D 26 B 36 B
7 C 17 B 27 D 37 D
8 A 18 C 28 B 38 D
9 A 19 A 29 D 39 A
10 C 20 C 30 D 40 B

Vậy là Đọc tài liệu đã gửi tới các em một mẫu đề thi thử THPT quốc gia môn Sử có đáp án khá hay. Đề thi vẫn giữ nguyên cấu trúc đề thi Sử mọi năm và chuẩn theo nội dung mà Bộ đã đề ra, đừng quên còn rất nhiều đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Sử đang đợi các em thử sức nữa nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button