Đề thi thử THPT Quốc Gia

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Lý có đáp án mẫu số 19

   Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lý 2021 có đáp án mẫu số 19 dựa theo chuẩn cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT. Cùng Đọc tài liệu tham khảo đề thi thử thpt quốc gia 2021 này và đối chiếu với đáp án phía dưới bạn nhé.

(Tải ngay đề thi về máy trong file đính kèm bên dưới.)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Lý số 19

Câu 1. Sóng cơ học là

A. sự lan truyền dao động của vật chất theo thời gian.

B. những dao động cơ học lan truyền trong một môi trường vật chất theo thời gian.

C. sự lan tỏa vật chất trong không gian.

D. sự lan truyền biên độ dao động của các phân tử vật chất theo thời gian.

Câu 2. Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau là đúng?

A. Dao động của con lắc đơn luôn là dao động điều hòa.

B. Cơ năng của vật dao động điều hòa không phụ thuộc biên độ dao động.

C. Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. Dao động của con lắc lò xo là dao động điều hòa.

Câu 3. Đặt vào hai đầu cuộn cảm \(L = \dfrac{2}{\pi }\)(H) một mạch điện có biểu thức điện áp \(u = 120\sqrt 2 \cos \left( {120\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\left( V \right)\). Cảm kháng của cuộn cảm là

A. 2Ω .

B. 240Ω .

C. 240√2 Ω .

D. 120Ω .

Câu 4. Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại trên một bản tụ điện là \({Q_0}\)

và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là \({I_0}\). Tần số dao động được tính theo công thức

A. \(f = \dfrac{1}{{2\pi LC}}\).

B. \(f = 2\pi LC\).

C. \(f = \dfrac{{{Q_0}}}{{2\pi {I_0}}}\).

D. \(f = \dfrac{{{I_0}}}{{2\pi {Q_0}}}\).

Câu 5. Hiện tượng nào sau đây khẳng định ánh sáng có tính chất sóng?

A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.

B. Hiện tượng quang điện ngoài.

C. Hiện tượng quang điện trong.

D. Hiện tượng quang phát quang.

Câu 6. Công thoát của electron khỏi kim loại là \(6,{625.10^{ – 19}}\)J. Biết \(h = 6,{625.10^{ – 14}}J.s,c = {3.10^8}\)m/s. Giới hạn quang điện của kim loại này là

A. 300 nm.

B. 350 nm.

C. 360nm.

D. 260 nm.

Câu 7. Tiến hành thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,8 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m. Biết khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân tối thứ 5 là 4,32 mm. Bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm là

A. 0,45 μm

B. 0,64 μm

C. 0,70 μm

D. 0,55 μm

Câu 8. Hai điện tích \({q_1}\) và \({q_2} \)đặt cách nhau 20 cm trong không khí, chúng đẩy nhau một lực \(F = 1,8{\rm{ }}\)N. Biết \({q_1} + {q_2} =  – {6.10^{ – 6}}C\) và \(\left| {{q_2}} \right| > \left| {{q_1}} \right|\). Giá trị của \({q_1},{q_2}\) là

A. \({q_1} =  – {4.10^{ – 6}}C,{\rm{ }}{q_2} =  – {2.10^{ – 6}}C.\)

B. \({q_1} =  – {2.10^{ – 6}}C,{\rm{ }}{q_2} =  – {4.10^{ – 6}}C.\)

C. \({q_1} =  – {5.10^{ – 6}}C,{\rm{ }}{q_2} =  – {1.10^{ – 6}}C.\)

D. \({q_1} =  – {1.10^{ – 6}}C,{\rm{ }}{q_2} =  – {5.10^{ – 6}}C.\)





– Kết thúc đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lý mẫu số 19 – 

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Lý số 19

Dưới đây là bảng đáp án đề thi thử lý 2021 mẫu số 19 mà các em có thể so sánh:

(Lưu ý: Lời giải chi tiết của đề thi thử lý này ở trong file đính kèm bên dưới.)

Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a
1 B 2 B 3 B 4 D 5 A
6 C 7 B 8 A 9 B 10 D
11 B 12 C 13 C 14 D 15 B
16 A 17 C 18 B 19 B 20 C
21 C 22 C 23 B 24 B 25 A
26 D 27 B 28 C 29 C 30 C
31 B 32 A 33 B 34 C 35 B
36 A 37 A 38 B 39 D 40 D

Nguồn tài liệu: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn lý của Megabook

-/-

Với nội dung chi tiết và đáp án đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Lý mới nhất ở trên, chắc hẳn các em đã có thêm những kiến thức, kĩ năng làm đề mới cho môn học này. Chúc các em học tốt mỗi ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button