Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Địa ( Mã 309) giúp các em học sinh ôn tập kiến thức chuẩn bị cho bài thi tốt nghiệp THPT sắp tới, rèn luyện kỹ năng giải đề thi để các em nắm được toàn bộ kiến thức chương trình Địa lớp 12.
Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Địa mã đề 309 có đáp án
Bộ đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm được biên tập bám sát theo nội dung chương trình học môn Địa Lí lớp 12 năm học 2010 – 2020. Các bạn có thể tham gia làm bài online hoặc tải về máy để làm. Sau khi hoàn thành bài thi trong thời gian 50 phút thì so sánh đáp án ở cuối bài viết.
Phần 1: Đề thi
Câu 1. Vùng biển mà tại đó, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là
A. Lãnh hải.
B. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. Vùng đặc quyền kinh tế.
D. Thềm lục địa.
Câu 2. Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng ven biển miền Trung nên
A. Đồng bằng bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
B. Đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
C. Một số đồng bằng mở rộng ở các cửa sông lớn.
D. Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang.
Câu 3. Nước ta có gió Tín phong hoạt động là do vị trí
A. Thuộc bán cầu Đông, nửa cầu Bắc.
B. Gắn liền với lục địa Á – Âu.
C. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
D. Tiếp giáp biển thông ra Thái Bình Dương.
Câu 4. Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc nước ta từ dãy Bạch Mã trở ra có đặc điểm là
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 25oC.
B. Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo.
C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
Câu 5. Địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bộ nước ta có đặc điểm là
A. Gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan.
B. Là miền duy nhất có địa hình cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao.
C. Đồi núi thấp chiếm ưu thế, các dãy núi có hướng vòng cung.
D. Các dãy núi xen các thung lũng sông theo hướng tây bắc – đông nam.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết tỉnh nào thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với Biển Đông?
A. Lạng Sơn.
B. Tuyên Quang.
C. Yên Bái.
D. Quảng Ninh.
Câu 7. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết các dãy núi nào sau đây đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
A. Tam Điệp, Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Pu Sam Sao.
B. Bạch Mã, Đông Triều, Pu Đen Đinh, Hoàng Liên Sơn.
C. Trường Sơn Bắc, Tam Đảo, Hoành Sơn, Hoàng Liên Sơn.
D. Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Hoành Sơn.
Câu 8. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế ven biển Định An, Năm Căn, Phú Quốc lần lượt thuộc về các tỉnh nào của vùng Đồng bằng sông Cửụ Long?
A. Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh.
B. Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau.
C. Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.
D. Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng lợn lớn nhất ở vùng Tây Nguyên (năm 2007) là
A. Lâm Đồng.
B. Gia Lai.
C. Đắk Lắk.
D. Kon Tum.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam 21, ngành công nghiệp nào sau không có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Nha Trang?
A. Chế biến nông sản.
B. Hóa chất, phân bón.
C. Sản xuất vật liệu xây dựng.
D. Sản xuất giấy, xenlulô.
Câu 11. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh
A. Thư giãn sau mỗi bài học trên lớp.
B. Học thay sách giáo khoa Địa lí.
C. Học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí.
D. Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Câu 12. Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng (còn được gọi là vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra
A. Rất chậm và trên một diện tích lớn.
B. Rất nhanh và trên một diện tích nhỏ.
C. Rất nhanh và trên một diện tích lớn.
D. Rất chậm và trên một diện tích nhỏ.
Câu 13. Trong sản xuất nông nghiệp, các cây trồng và vật nuôi được coi là
A. Công cụ lao động cần thiết.
B. Tư liệu sản xuất chủ yếu.
C. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp.
D. Cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp.
Câu 14. Dầu mỏ là tài nguyên quý giá của
A. Các nước phát triển.
B. Các nước công nghiệp mới.
C. Các nước đang phát triển.
D. Các nước bán cầu Nam.
Câu 15. Giao thông vận tải đường thủy nói chung có ưu điểm là
A. Sự tiện lợi, khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình.
B. Có hiệu quả kinh tế cao trên cự li vận chuyển ngắn và trung bình.
C. Rẻ, thích hợp với việc chuyên chở các hàng hóa nặng, cồng kềnh.
D. Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định.
Câu 16. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CAO SU VÀ CÀ PHÊ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm | 2010 | 2013 | 2014 | 2015 |
Cao su | 748,7 | 958,8 | 978,9 | 985,6 |
Cà phê | 554,8 | 637,0 | 641,2 | 643,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích gieo trồng cao su và cà phê ở nước ta giai đoạn 2010- 2015?
A. Diện tích gieo trồng cao su và diện tích gieo trồng cà phê đều tăng.
B. Diện tích gieo trồng cao su tăng nhiều hơn diện tích gieo trồng cà phê.
C. Diện tích gieo trồng cao su luôn lớn hơn diện tích gieo trồng cà phê.
D. Diện tích gieo trồng cà phê tăng nhanh hơn diện tích gieo trồng cao su.
Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các lễ hội truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng là
A. Cổ Loa, Phủ Giầy, Chùa Hương.
B. Hội chọi trâu, Phủ Giầy, Tây Sơn.
C. Yên Tử, Hội đâm trâu, Cổ Loa.
D. Đền Hùng, Chùa Hương, Bà Chúa Xứ.
Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhà máy thủy điện là
A. Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên.
B. Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận.
C. Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định.
D. Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam.
Câu 19. Cho biểu đồ:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG (TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN) PHÂN THEO NHÓM TUỔI Ở NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2015 (%)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng lao động (từ 15 tuổi trở lên) phân theo nhóm tuổi ở nước ta năm 2015 so với năm 2005?
A. Nhóm tuổi 15-24 giảm, nhóm tuổi 50+ tăng.
B. Nhóm tuổi 25 – 49 giảm, nhóm tuổi 15-24 giảm.
C. Nhóm tuổi 15 – 24 giảm, nhóm tuổi 25 – 49 tăng.
D. Nhóm tuổi 50+ tăng, nhóm tuổi 25 – 49 giảm.
Câu 20. Sự phân bố dân cư không đều và chưa hợp lí ở nước ta làm ảnh hưởng rất lớn đến việc
A. Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
B. Sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.
C. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật.
D. Phát triển giáo dục ở miền núi.
Câu 21. Nguyên nhân làm cho quá trình đô thị hóa ở nước ta phát triển những năm gần đây là do
A. Nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
B. Quá trình công nghiệp hóa ở nước ta được đẩy mạnh.
C. Nước ta thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
D. Kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường.
Câu 22. Điểm nào sau đây không đúng với đặc trưng nền nông nghiệp cổ truyền nước ta?
A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
B. Sử dụng nhiều sức người.
C. Năng suất lao động thấp.
D. Thâm canh, chuyên môn hóa.
Câu 23. Hai tỉnh có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta hiện nay là
A. Bến Tre và Tiền Giang
B. Ninh Thuận và Bình Thuận.
C. An Giang và Đồng Tháp.
D. Cà Mau và Bạc Liêu.
Câu 24. Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI (THEO GIÁ HIỆN HÀNH) CỦA LIÊN BANG NGA VÀ NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: USD)
Tống sản phẩm trong nước bình quân đâu người 2013 2014 2015 | 2013 | 2014 | 2015 |
---|---|---|---|
Liên bang Nga | 15552 | 14052 | 9093 |
Nhật Bản | 40488 | 38139 | 34524 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Liên bang Nga và Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2015?
A. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Liên bang Nga giảm.
B. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Nhật Bản giảm.
C. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Liên bang Nga giảm nhanh hơn Nhật Bản.
D. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của Nhật Bản giảm nhiều hơn Liên bang Nga.
Câu 25. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm của các nước phát triển?
A. Đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều.
B. Nợ nước ngoài nhiều.
C.Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao.
D.Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người (GDP/người) cao.
Câu 26. Đô thị hóa ở Mĩ La tinh có đặc điếm nổi bật là
A. Tự phát.
B. Theo quy hoạch của Nhà nước.
C. Gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.
D. Gắn liền với công nghiệp hóa, theo quy hoạch của Nhà nước.
Câu 27. Hoa Kì đứng đầu thế giới về khai thác
A. Dầu mỏ, khí tự nhiên.
B. Phốt phát, môlipđen.
C. Vàng, bạc, đồng.
D. Bôxit, than đá, chì.
Câu 28. Đồng bằng Đông Âu có đặc điểm là
A. Chủ yếu là đầm lầy.
B. Tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp.
C. Tập trung nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên.
D. Bị chia cắt bởi nhiều dãy núi.
Câu 29. Bạn hàng của Nhật Bản là
A. Các nước phát triển.
B. Các nước đang phát triển.
C. Các nước công nghiệp mới (NICs).
D. Các nước phát triển và đang phát triển.
Câu 30. Các đồng bằng ở các đảo Ca-li-man-ta, Niu Ghi-nê… có đất đai màu mỡ vì
A Được hình thành do phù sa của sông và biển bồi đắp.
B. Đất ở các đồng bằng này được phong hóa từ các đá mẹ granit.
C. Các đồng bằng này được hình thành do phù sa của các con sông lớn bồi tụ nên.
D. Là đất phù sa có thêm các khoáng chất từ dung nham núi lửa được phong hóa.
Câu 31. Cho biểu đồ
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Sự chuyển dịch cơ cấu tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc và Nhật Bản.
B. Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc và Nhật Bản.
C. Cơ cấu tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc và Nhật Bản.
D. Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc và Nhật Bản.
Câu 32. Các trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào nhóm các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia?
A. Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
C. Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
D. Hà Nội, Hải Phòng.
Câu 33. Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh không phải phản ánh
A. Sự phục hồi và phát triển của sản xuất.
B. Nhu cầu tiêu dùng tăng.
C. Đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
D. Người dân thích dùng hàng xa xỉ phẩm.
Câu 34. Ở vùng Bắc Trung Bộ hiện nay, để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, cần phải
A. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật.
B. Chú trọng đến việc phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi.
C. Hình thành các trung tâm công nghiệp gắn với các đô thị.
D. Gắn các vùng sản xuất nông nghiệp với lâm và ngư nghiệp.
Câu 35. Các trung tâm công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ngãi, Phan Rang.
B. Đà Nẵng, Nha Trang, Tuy Hòa, Quy Nhơn.
C. Đà Nẵng, Nha Trang, Tam Kì, Quy Nhơn.
D. Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.
Câu 36. Nhóm đất phèn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở
A. Dọc hai bên sông Tiền, sông Hậu.
B. Ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.
C. Vùng đất hạ lưu sông Tiền và sông Hậu.
D. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau.
Câu 37. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG NƯỚC MẮM, THỦY SẢN ĐÓNG HỘP, ƯỚP ĐÔNG CỦA NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
Năm | 2010 | 2013 | 2014 | 2015 |
---|---|---|---|---|
Nước mắm (triệu lít) | 257,1 | 325,8 | 334,4 | 339,5 |
Thủy sản đóng hộp (nghìn tấn) | 76,9 | 107,5 | 103,5 | 100,6 |
Thủy sản ướp đông (nghìn tấn) | 1278,3 | 1463,4 | 1586,7 | 1666,0 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng nước mắm, thủy sản đóng hộp, thủy sản ướp đông của nước ta trong giai đoạn 2010 – 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ kết hợp.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột.
D. Biểu đồ đường.
Câu 38: Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta, nửa sau mùa đông thời tiết
A. Nóng ẩm.
B. Lạnh khô.
C. Lạnh ẩm.
D. Khô hanh.
Câu 39: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra)
A. Trong năm có 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình
B. Nền nhiệt thiên về khí hậu xích đạo.
C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
D. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C.
Câu 40: Khí hậu đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta có đặc điểm là
A. Mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm dưới 20°C.
B. Lạnh lẽo quanh năm, không có tháng nào nhiệt độ trên 10°C.
C. Mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C), mùa đông lạnh dưới 10°C.
D. Quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông xuống dưới 5°C.
Phần 2: Đáp án
1 | C | 11 | C | 21 | B | 31 | D |
2 | B | 12 | A | 22 | B | 32 | B |
3 | C | 13 | C | 23 | D | 33 | D |
4 | C | 14 | C | 24 | D | 34 | D |
5 | C | 15 | C | 25 | B | 35 | D |
6 | D | 16 | D | 26 | A | 36 | D |
7 | D | 17 | D | 27 | B | 37 | D |
8 | C | 18 | A | 28 | B | 38 | C |
9 | C | 19 | B | 29 | D | 39 | B |
10 | D | 20 | C | 30 | D | 40 | D |
Trên đây là bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2020 mã đề 309 có đáp án sẽ giúp các em bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới các em nhé!
Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!