Đề thi thử THPT Quốc Gia

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Địa có đáp án – Mã đề 307

Tham khảo đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2020 mã đề 307 có đáp án – Trường THPT chuyên Lào Cai để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới các em nhé!

Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Địa mã đề 307 có đáp án

Bộ đề được biên soạn theo cấu trúc đề thi chính thức gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm. Nội dung các câu hỏi bám sát chương trình học môn địa lý lớp 12. Các em có thể làm bài online hoặc tải về máy để làm trong thời gian 50 phút. Sau khi hoàn thành bài thi, các em so sánh kết quả bài làm với đáp án ở cuối bài viết.

Phần 1: Đề thi

Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh giáp biển

A. 27
B. 28.
C. 29
D. 30

Câu 2. Sản phẩm cây công nghiệp ở khu vực Đông Nam Á chủ yếu để

A. phục vụ công nghiệp chế biến.
B. đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
C. trao đổi lương thực với các nước ngoài khu vực.
D. xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết những địa điểm nào sau đây có mưa vào mùa hạ?

A. Điện Biên Phủ, Đồng Hới, Lạng Sơn.
B. Cà Mau, Cần Thơ, Sa Pa
C. Cà Mau, Cần Thơ, Đà Nẵng.
D. Điện Biên Phủ, Đà Nẵng, Đà Lạt.

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây có độ cao lớn nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Phanxipăng
B. Ngọc Linh
C. Lang Bian
D. Chu Yang Sin

Câu 5. Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Lượng mưa và độ ẩm của một số địa điểm nước ta
B. Nhiệt độ, lượng mưa của một số địa điểm nước ta
C. Lượng mưa và lượng bốc hơi của một số địa điểm nước ta
D. Nhiệt độ và độ ẩm của một số địa điểm nước ta

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp Lào?

A. Điện Biên.
B. Hà Giang.
C. Lạng Sơn.
D. Lai Châu.

Câu 7. Các nước khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian qua chủ yếu do

A. phát triển nông nghiệp hàng hóa
B. có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.
C. đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.
D. đẩy mạnh xuất khẩu.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm của gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta?

A. Hoạt động liên tục từ tháng XI năm trước đến tháng IV năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm
B. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng 01 năm trước đến tháng IV năm sau với thời tiết lạnh khô nửa đầu mùa đông và lạnh ẩm nửa cuối mùa đông.
C. Hoạt động liên tục từ tháng XI năm trước đến tháng IV năm sau với thời tiết lạnh, khô.
D. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng XI năm trước đến tháng IV năm sau với thời tiết lạnh ẩm nửa đầu mùa đông và lạnh khô nửa cuối mùa đông.

Câu 9. Cho bảng số liệu:

Sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 – 2017

(Đơn vị: Nghìn tấn)

Năm 2005 2007 2010 2013 2017
Tổng sản lượng 3467 4200 5142 6020 7312
Sản lượng khai thác 1988 2075 2414 2804 3420
Sản lượng nuôi trồng 1479 2125 2728 3216 3892

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB thống kê, 2018)

Để thể hiện sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 – 2017, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền.
B. Cột ghép.
C. Cột chồng.
D. Kết hợp.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, lưu vực sông có diện tích lớn nhất nước ta là

A. Sông Mê Công.
B. Sông Hồng.
C. Sông Mã.
D. Sông Thu Bồn.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Gâm thuộc hệ thống lưu vực sông nào sau đây?

A. Sông Hồng.
B. Sông Thái Bình.
C. Sông Mê Công.
D. Sông Đồng Nai.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dọc theo bắt cắt địa hình từ A đến B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình, lát cắt địa hình A-B chạy theo hướng nào?

A. Đông Bắc – Tây Bắc.
B. Đông Nam – Tây Bắc.
C. Tây Bắc – Đông Nam.
D. Đông – Bắc.

Câu 13. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á?

A. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
B. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà.
C. Trồng lúa nước.
D. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

Câu 14. Dọc ven biển nước ta, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông đổ ra biển, là nơi thuận lợi cho nghề

A. nuôi trồng thủy sản.
B. khai thác thủy hải sản.
C. làm muối.
D. chế biến thủy sản.

Câu 15. Biện pháp quan trọng hàng đầu để bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay là

A. hạn chế t nh trạng du canh, du cư.
B. trồng rừng trên đất trống, đồi trọc.
C. giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân.
D. triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.

Câu 16. Cho biểu đồ:

Nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ, lượng mưa của Thành phố Hồ Chí Minh?

A. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng IV.
B. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất đạt dưới 28°C.
C. Biên độ nhiệt độ trong năm rất lớn.
D. Tháng IX lượng mưa cao nhất đạt trên 300mm.

Câu 17. Cho bảng số liệu:

Tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, năm 2010 và năm 2015 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)

Năm Phi-lip-pin Xin-ga-po Thái Lan Việt Nam
2010 199,6 236,4 340,9 116,3
2015 292,5 292,8 395,2 193,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á năm 2015 so với năm 2010?

A. Phi-lip-pin tăng chậm nhất.
B. Thái Lan tăng nhanh hơn Việt Nam.
C. Xin-ga-po tăng nhanh hơn Phi-lip-pin.
D. Việt Nam tăng nhanh hơn Xin-ga-po.

Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng nội thủy của nước ta?

A. Cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải.
B. Vùng tiếp giáp đất liền, ở trong đường cơ sở.
C. Từ mép nước thủy triều thấp nhất đến đường cơ sở.
D. Một bộ phận được xem như lãnh thổ trên đất liền.

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết các cao nguyên nào sau đây được xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

A. Tà Phìn, Mộc Châu, Sơn La
B. Tà Phìng, Sín Chải, Mộc Châu.
C. Mộc Châu, Sín Chải, Tà Phìng.
D. Tà Phìng, Mộc Châu, Mơ Nông.

Câu 20. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở

A. có độ ẩm cao, lượng mưa lớn.
B. tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm.
C. có sự chênh lệch nhiệt độ lớn.
D. có cả gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Câu 21. Dải đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta không liên tục, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ chủ yếu do
A. có nhiều cồn cát, đầm phá.
B. sống ở đây có lượng phù sa nhỏ.
C. có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển.
D. thềm lục địa ở khu vực này thu hẹp.

Câu 22. Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển?

A. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
B. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có.
C. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp.
D. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

Câu 23. Cơ cấu mùa vụ ở nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam chủ yếu do

A. sự khác biệt về kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của mỗi miền.
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo độ cao.
C. khí hậu có sự phân hóa theo mùa và theo chiều Bắc – Nam.
D. sự phân hóa đất và địa hình giữa miền Bắc và miền Nam.

Câu 24. Cho bảng số liệu:

Sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 – 2013
(Đơn vị: Triệu tấn)

Năm 1985 1995 2013
Đông Nam Á 3,4 4,9 9,0
Thế giới 4,2 6,3 12,0

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê 2015)

Dựa vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ trọng sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á so với thế giới giai đoạn 1985 – 2013?

A. Có xu hướng giảm.
B. Luôn chiếm hơn 70%
C. Chiếm tỉ trọng cao nhất
D. Có xu hướng tăng

Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết trạm khí hậu nào sau đây thể hiện sự phân hóa khí hậu theo độ cao địa hình ở nước ta?

A. Hà Nội và Sa Pa
B. Cà Mau và TP Hồ Chí Minh.
C. Nha Trang và TP.Hồ Chí Minh.
D. Đồng Hới và Đà Nẵng.

Câu 25. Sự phong phú của các loài sinh vật biển ở nước ta là do

A. thềm lục địa nông, biển ấm, có hải lưu chảy theo mùa
B. nhiệt độ của nước biển nóng, độ mặn cao.
C. vùng biển nước ta rộng và sâu.
D. biển tương đối kín, được bao bọc bởi các vòng cung đảo.

Câu 26. Ở vùng đồi núi nước ta, địa hình xăm thực phát triển mạnh chủ yếu do

A. rừng bị chặt phá nghiêm trọng do hoạt động canh tác của con người.
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có nhiệt độ cao, mưa nhiều theo mùa
C. địa hình chủ yếu là đồi núi với độ dốc lớn mất lớp phủ thực vật.
D. mạng lưới sông ngòi dày đặc nhiều sông lớn, thủy chế theo mùa

Câu 27. Biện pháp quan trọng nhất nhằm giảm thiểu những tác hại của lũ quét ở nước ta là

A. quy hoạch phát triển các điểm dân cư tránh vùng đất dốc.
B. chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất thổ canh sang thổ cư.
C. tăng cường xây nhiều đập thủy điện ở thượng nguồn các sông.
D. trồng rừng và thực hiện kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc.

Câu 28. Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ nước ta chủ yếu do

A. nhiệt độ kết hợp với lượng mưa
B. địa hình kết hợp với nhiệt độ.
C. hướng địa hình kết hợp với hướng gió.
D. vị trí gần hay xa biển.

Câu 29. Sông ngòi nước ta nhiều nước chủ yếu do

A. nước ngầm phong phú và nhiều hệ thống sông lớn.
B. nhiều hệ thống sông lớn và lượng mưa theo mùa
C. lượng mưa lớn và nhận nước từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ.
D. nước từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ và nước ngầm.

Câu 30. Cho bảng số liệu:

Sản lượng lương thực và dân số của một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, năm 2014

Nước Mianma Philippin Thái Lan Inđônêxia Việt Nam
Sản lượng lương thực (triệu tấn) 12,7 12,9 29,4 57,9 36,7
Dân số (triệu người) 53,4 99,1 67,7 254,5 90,7

Quốc gia nào sau đây có bình quân sản lượng lương thực theo đầu người cao nhất ở khu vực Đông Nam Á năm 2014?

A. Việt Nam.
B. Inđônêxia
C. Thái Lan.
D. Mianma

Câu 31. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được bảo toàn chủ yếu do địa hình

A. có nhiều đồi núi thấp.
B. phân hóa đa dạng.
C. có sự phân bậc rõ rệt.
D. ít hiểm trở.

Câu 32. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết: “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây. Bên nắng đốt, bên mưa quây”. Hiện tượng “nắng đốt”, “mua quây” xảy ra vào thời gian nào ở dãy Trường Sơn?

A. Đầu mùa hạ.
B. Giữa và cuối mùa hạ.
C. Mùa thu- đông.
D. Quanh năm.

Câu 33. Giới hạn của đại cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam lên cao hơn so với miền Bắc nước ta là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Nằm ở những vĩ độ thấp hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
B. Có nhiều dãy núi lan ra sát biển và ảnh hưởng của biển Đông sâu sắc hơn.
C. Chịu tác động mạnh của gió mùa tây nam và độ cao địa hình thấp hơn.
D. Ảnh hưởng của tín phong bán cầu bắc và dải hội tụ nhiệt đới mạnh hơn.

Câu 34. Phát biểu nào dưới đây không đúng với đặc điểm cấu trúc của địa hình Việt Nam?

A. Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.
B. Hướng nghiêng của địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
C. Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, có tính phân bậc rõ rệt.
D. Địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

Câu 35. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, Bắc Phi chủ yếu do vị trí địa lí nước ta

A. tiếp giáp Biển Đông, có gió mùa hoạt động.
B. nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
C. nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
D. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về dân số nước ta?

A. Số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân nông thôn.
B. Tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.
C. Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đều tăng.
D. Số dân thành thị và nông thôn tăng liên tục.

Câu 37. Hiện nay, nước ta có tỷ suất sinh tương đối thấp chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?

A. Cơ cấu dân số có nhiều thay đổi theo xu hướng già hóa
B. Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
C. Độ tuổi kết hôn ngày càng cao, số người sống độc thân nhiều.
D. Số người trong độ tuổi sinh đẻ giảm, y tế ngày càng phát triển.

Câu 38. Du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay nhờ

A. Hình thành các tuyến – điểm du lịch.
B. Có tiềm năng du lịch phong phú.
C. Làm tốt quy hoạch các vùng du lịch.
D. Chính sách đổi mới của Nhà nước.

Câu 39. Loại rừng chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. Rừng sản xuất.
B. Rừng ngập mặn.
C. Rừng phòng hộ.
D. Rừng đặc dụng.

Câu 40. Việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không phải nhằm

A. Tăng vai trò trung chuyển của Duyên hải miền Trung.
B. Giúp đẩy mạnh giao lưu giữa các tỉnh của vùng với thành phố Đà Nẵng.
C. Giúp đấy mạnh giao lưu của vùng với Thành phố Hồ Chí Minh.
D. Góp phần phân bố lại các cơ sở kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Phần 2: Đáp án

Sau khi hoàn thành bài làm của mình, các em so sánh kết quả với đáp án sau:

1 B 11 A 21 D 31 A
2 D 12 C 22 C 32 A
3 B 13 C 23 D 33 A
4 B 14 C 24 A 34 D
5 C 15 D 25 A 35 A
6 A 16 D 26 B 36 C
7 D 17 C 27 D 37 B
8 B 18 B 28 C 38 D
9 C 19 B 29 C 39 C
10 B 20 C 30 C 40 D

Trên đây là đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa năm 2020 mã đề 307 có đáp án giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn.  Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button