Đề thi thử THPT Quốc Gia

Đề thi thử hóa 2021 có đáp án Chuyên Sư phạm Hà Nội lần 2

Đọc tài liệu gửi tới các em học sinh lớp 12 một mẫu đề thi thử hóa 2021 của trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội lần 2 dựa theo chuẩn cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT. Xem và tải ngay file đề thi để cùng ôn tập lại kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Cùng Đọc tài liệu tham khảo đề thi thử THPT Quốc gia 2021 này

(Tải đề thi thử môn hóa này về máy theo file đính kèm bên dưới)

Đề thi thử hóa 2021 Chuyên Sư phạm Hà Nội lần 2

Câu 1. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Glyxin.

B. Lysin.

C. Anilin.

D. Saccarozo.

Câu 2. Công thức của sắt(II) nitrat là

A. Fe(NO3)3.

B. FeSO4.

C. Fe(NO3)2

D. Fe(NO3)2.

Câu 3. Kim loại đứng đầu về độ phổ biến trong lớp vỏ Trái Đất là

A. Al.

B. Cu.

C. Fe.

D. Au.

Câu 4. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của

A. N2

B. P2O5.

C. K2O

D. CO2

Câu 5. Phân tử polime nào sau đây không chứa nitơ?

A. Nilon-6,6

B. Poli(caproamit).

C. Poli(metyl metacrylat).

D. Poliacrilonitrin.

Câu 6. Cặp chất nào sau đây cùng dãy đồng đẳng?

A. C3H4 và C2H4.

B. CH4 và C3H8.

C. C2H4 và C4H10.

D. C3H4 và C4H8.

Câu 7. Kim loại có độ cứng lớn nhất là

A. kim cương.

B. Hg.

C. W.

D. Cr.

Câu 8. Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường

A. Na

B. Al.

C. Mg.

D. Fe.

Câu 9. Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại Mg với khí oxi là

A. Mg(OH)2.

B. MgCl2.

C. MgO.

D. Mg(NO3)2.

Câu 10. Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là nước đá khô. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh, bảo quản rau củ hoặc hải sản. Chất X là

A. CO2.

B. N2.

C. O2.

D. H2.

Câu 11. Chất nào sau đây là axit béo?

A. Axit stearic

B. Axit axetic

C. Axit fomic

D. Axit acrylic

Câu 12. Bằng phương pháp thủy luyện có thể điều chế được kim loại

A. đồng.

B. kali.

C. nhôm.

D. magie.

Câu 13. Cho dãy các ion: Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là

A. Sn2+

B. Cu2+

C. Fe2+

D. Ni2+

Câu 14. Fe không tan trong dung dịch nào sau đây?

A. HCl loãng.

B. HNO3 đặc nguội.

C. Fe(NO3)3.

D. H2SO4 loãng.

Câu 15. Muối nào sau đây dễ bị phân huỷ khi đun nóng?

A. CaCl2.

B. NaCl.

C. Na2SO4.

D. Ca(HCO3)2.

Câu 16. Chất nào sau đây là polisaccarit?

A. Glucozơ.

B. Saccarozo.

C. Fructozo.

D. Xenlulozơ.

Câu 17. Cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được C2H3COONa và CH3OH. Chất X là

A. CH3COOH.

B. CH3COOC2H5.

C. C2H3COOH.

D. C2H3COOCH3.

Câu 18. Trong hợp chất K2CrO4, crom có số oxi hóa là

A. +2.

B. +3.

C. +5.

D. +6.

Câu 19. Số nguyên tử cacbon trong phân tử axit glutamic là

A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Câu 20. Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cấm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước . Công thức hoá học của phèn chua là

A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

B. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

D. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 21. Cho từ từ đến dự kim loại X vào dung dịch Fe(NO3)3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch Y thu lấy kết tủa đem nung trong không khi đến khối lượng không đổi thu được chất rắn gồm 2 oxit kim loại. X là kim loại nào sau đây?

A. Zn.

B. Al.

C. Na

D. Cu.

Câu 22. Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Trong công nghiệp, X được chuyển hóa thành chất Y dùng để tráng gương, tráng ruột phích. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A. glucozơ và saccarozơ.

B. saccarozơ và sobitol.

C. glucozơ và fructozơ.

D. saccarozơ và glucozơ.

Xem thêm tài liệu: Đáp án đề thi thử hóa 2021 THPT Diễn Châu 3

Câu 23. Thủy phân m gam saccarozơ với hiệu suất 60%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,96 gam Ag. Giá trị của m là

A. 16,24.

B. 20,52.

C. 17,1.

D. 10,26.

Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X (no, hai chức, mạch hở) thu được CO2, H2O và V lít khí N2 (đktc). Cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, số mol HCl đã phản ứng là 0,4 mol. Giá trị của V là?

A. 8,96 lít.

B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.

D. 4,48 lít.

Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn m gam Al trong khí O2 lấy dư, thu được 20,4 gam Al2O3. Giá trị của m là

A. 10,8.

B. 13,5

C. 3,6.

D. 5,4.

Câu 26. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.

B. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

D. Tơ tằm thuộc loại từ thiên nhiên.

Câu 27. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư sinh ra khí SO2?

A. Fe(OH)3.

B. Fe2(SO4)3.

C. FeO.

D. Fe2O3.

Câu 28. Hòa tan hoàn toàn 36,7 gam hỗn hợp (Al, Mg, Zn, Fe) trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 10,08 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 75,1.

B. 85,5.

C. 84,7.

D. 79,9.

Câu 29. Cho các este sau: etyl axetat, vinyl axetat, metyl propionat, metyl acrylat. Có bao nhiêu este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime?

A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Câu 30. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm

A. 2 muối và 2 ancol.

B. 2 muối và 1 ancol.

C. 1 muối và 2 ancol.

D. 1 muối và 1 ancol.

Câu 31. Cho m gam hỗn hợp (KHCO3, CaCO3) vào dung dịch HCl dư, toàn bộ khí CO2 thoát ra được hấp thụ hết vào dung dịch X chứa (KOH 1M, K2CO3 2M) thu được dung dịch Y. Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau:

– Cho từ từ dung dịch HCl vào phần 1 thu được thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và dung dịch Z. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Z thu được 15 gam kết tủa;

– Cho phần 2 vào dung dịch BaCl2 dư thu được 29,55 gam kết tủa;

Giá trị của m là

A. 30,00

B. 20,00

C. 28,00

D. 32,00.

Câu 32. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

(2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.

(3) Cho FeS vào dung dịch HCl.

(4) Cho Al vào dung dịch NaOH.

(5) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(6) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.

(7) Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch NaOH.

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất khí là

A. 6.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 33. Cho 1,344 lít O2 phản ứng hết với m gam hỗn hợp X gồm K, Na và Ba thu được chất rắn Y có chứa các kim loại còn dư và các oxit kim loại. Hòa tan Y vào nước dư, thu được 200 ml dung dịch Z và 0,672 lít khí H2. Cho 100 ml dung dịch H2SO4 a (mol/l) vào Z thì thu được 300 ml dung dịch có pH = 1 và 11,65 gam kết tủa; Mặt khác, hấp thụ 6,048 lít khí CO2 vào 200 ml dung dịch Z, thấy thu được dung dịch T chứa 24,38 gam chất tan. Các thể tích khí ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi H2SO4 điện li hoàn toàn hai nấc; Giá trị của a và m lần lượt là

A. 0,55 và 13,85.

B. 1,65 và 13,85.

C. 1,65 và 12,25.

D. 1,35 và 12,25.

Xem thêm tài liệu: Đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn Hóa Quế võ 1 lần 3 (có đáp án)

Câu 34. Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

(b) Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng.

(c) Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit.

(d) Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.

(e) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu:

(f) Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 35. Thủy phân hoàn toàn 16,71 gam hỗn hợp X gồm một triglixerit mạch hở và một axit béo (số mol đều lớn hơn 0,012 mol) trong dung dịch NaOH 20% vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn Y gồm hai muối có số mol bằng nhau và phần hơi Z nặng 11,25 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol X cần vừa đủ a mol khí O2. Giá trị của a là

A. 6,03.

B. 4,26.

C. 4,20.

D. 4,02.

Câu 36. Nhiệt phân hoàn toàn 20,94 gam muối khan X (là muối ở dạng ngậm nước), thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi) và 9,18 gam chất rắn Z. Hấp thụ toàn bộ Y nước vôi trong dư thu được 12 gam kết tủa; Cho toàn bộ chất rắn Z vào nước thì không có khí thoát ra và thu được dung dịch E. Biết dung dịch E làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. Cho dung dịch MgSO4 dư vào dung dịch E thu được 17,46 gam kết tủa; Phần trăm khối lượng nguyên tố oxi trong X là

A. 44,60%.

B. 50,43%.

C. 59,26%.

D. 47,21%.

Câu 37. Hỗn hợp E gồm ba este đều đơn chức X, Y, Z (\(MX ). Cho 0,09 mol hỗn hợp E tác dung với một lượng vừa đủ tối đa 0,11 lít dung dịch NaOH 1M, cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được hỗn hợp hơi G gồm một anđehit, một ancol và phần rắn chứa 9,7 gam 2 muối. Chia G thành 2 phần bằng nhau: Phần một cho vào dung dịch AgNO3 dư/NH3 thu được 4,32 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn phần 2, thu được 0,07 mol CO2. Phần trăm khối lượng của este Y trong E là?

A. 40,24%.

B. 30,00%

C. 36,25%.

D. 32,00%.

Câu 38. Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và ankin Y, số mol X lớn hơn số mol của Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,11 mol E cần dùng vừa đủ 0,455 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,35 mol H2O. Khối lượng của Y trong 22,96 gam hỗn hợp E là

A. 8,80 gam.

B. 5,20 gam.

C. 6,24 gam

D. 9,60 gam

Câu 39. Hỗn hợp T gồm axetilen, vinylaxetilen và hai este (trong đó có một este đơn chức và một este hai chức đều mạch hở). Biết 2,395 gam T tác dụng được vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 0,1M. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,075 mol T cần vừa đủ 5,992 lít khí O2 (đktc) thu được H2O và 10,560 gam CO2. Mặt khác, 3,832 gam T tác dụng được với tối đa với p mol Br2/CCl4. Giá trị của p gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,09

B. 0,07

C. 0,08

D. 0,10

Câu 40. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm khô khoảng 5 ml benzen và 2 ml brom nguyên chất, lắc nhẹ ống nghiệm

Bước 2: Để yên ống nghiệm trong 3 phút

Bước 3: Cho tiếp một ít bột sắt vào ống nghiệm trên rồi lắc nhẹ liên tục trong 3 phút, (Trong quá trình làm thí nghiệm, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào chất lỏng trong ống nghiệm bằng cách bọc bên ngoài ống nghiệm một tờ giấy tối màu)

Cho các phát biểu sau:

(1) Sau bước 1, có sự phân tách chất lỏng trong ống nghiệm thành hai lớp.

(2) Ở bước 2, trong suốt quá trình màu của dung dịch trong ống nghiệm không thay đổi.

(3) Ở bước 3, màu của dung dịch nhạt dần.

(4) Ở bước 3, thêm bột sắt là để làm xúc tác cho phản ứng giữa benzen và brom xảy ra,

(5) Sản phẩm hữu cơ chủ yếu thu được sau bước 3 là 1,2,3,4,5,6-hexabromxiclohexan.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đề thi thử hóa 2021 Chuyên Sư phạm Hà Nội lần 2

Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a
1 B 2 C 3 A 4 B 5 C
6 B 7 D 8 A 9 C 10 A
11 A 12 A 13 B 14 B 15 D
16 D 17 D 18 D 19 B 20 C
21 D 22 D 23 C 24 D 25 A
26 C 27 C 28 D 29 A 30 C
31 A 32 C 33 B 34 C 35 A
36 B 37 B 38 B 39 A 40 C

Hãy tham khảo thêm nhiều đề thi thử THPT Quốc gia 2021 môn hóa của các tỉnh thành khác đã được Đọc tài liệu cập nhật. Chúc các em thi tốt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button