Đề thi thử THPT Quốc Gia

Đề thi KSCL học kì 2 môn Văn 12 tỉnh Nam Định năm học 2020/2021

Vừa qua, tỉnh Nam Định đã tiến hành kì thi cuối học kì 2 dành cho các em khối 12, trong đó đề thi môn Ngữ Văn cũng được xây dựng dựa trên cấu trúc đề thi thử THPT quốc gia môn Văn của Bộ GD&ĐT.

Cùng tham khảo đề thi và đáp án dưới đây.

(Tải đề thi và đáp án về trong file word đính kèm bên dưới.)

Đề thi KSCL học kì 2 môn Văn 12 tỉnh Nam Định 2021

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Chúng ta không có bất kỳ ý niệm gì về việc thị trường lao động sẽ ra sao vào năm 2050. Nhìn chung mọi người đồng thuận cho rằng học máy và công nghệ robot sẽ thay đổi gần như mọi ngành nghề, từ sản xuất sữa chua đến dạy yoga. Tuy nhiên, có những quan điểm trái ngược nhau về bản chất của sự thay đổi này và thời điểm nó xảy ra. Một số tin rằng chỉ trong một hay hai thập kỷ, hàng tỷ người sẽ trở nên vô dụng về mặt kinh tế. Một số khác kiên định rằng thậm chí về lâu về dài thì tự động hóa sẽ vẫn tiếp tục tạo ra những công ăn việc làm mới và sự thịnh vượng lớn hơn cho tất cả.

Con người có hai loại năng lực thể chất và nhận thức. Trong quá khứ, máy móc cạnh tranh với con người ở năng lực thể chất thuần túy, trong khi con người vẫn giữ được lợi thế cực kỳ lớn về nhận thức đối với máy móc. Do đó, khi các công việc tay chân trong công nghiệp và nông nghiệp được tự động hóa, các công việc dịch vụ mới đòi hỏi các loại kỹ năng nhận thức chỉ con người mới có xuất hiện: học tập, phân tích, giao tiếp và trên hết là hiểu cảm xúc con người. Tuy nhiên, AI giờ đây đang bắt đầu vượt qua con người trong ngày càng nhiều các kĩ năng này; bao gồm cả việc hiểu cảm xúc con người. Chúng ta không biết tới lĩnh vực hoạt động thứ ba nào, ngoài việc tay chân và việc trí óc, nơi con người sẽ luôn giữ một lợi thế an toàn.

Điều quan trọng là phải nhận ra cuộc cách mạng AI không chỉ là chuyện máy tính trở nên nhanh hơn và thông minh hơn. Nó được tiếp thêm năng lượng bằng những đột phá trong khoa học sự sống và cả khoa học xã hội nữa. Chúng ta càng hiểu rõ về những cơ chế sinh hóa cơ sở cho cảm xúc, đam mê và lựa chọn của con người thì máy móc càng có thể giỏi phân tích hành vi, dự báo quyết định và thay thế tài xế/ nhân viên ngân hàng/ luật sư- người hơn.

(Trích 21 bài học cho thế kỷ 21, Yuval Noah Harari, NXB Thế giới, Z420, tr. 38-39) 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mọi người đồng thuận cho rằng thị trường lao động sẽ thay đổi như thế nào vào năm 2050?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết máy móc được tạo ra trong cuộc cách mạng AI có gì khác so với máy móc cạnh tranh với con người trong quá khứ?

Câu 4. Những thông tin về cuộc cách mạng AI trong đoạn trích có ý nghĩa gì đối với anh chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải thích ứng với những đổi thay trong cuộc sống.

Câu 2 (3.0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai). Từ đó, hãy làm rõ nét mới mẻ trong tư tưởng nhân đạo của nhà văn.

Hết

Đáp án đề thi KSCL học kì 2 môn Văn 12 tỉnh Nam Định 2021

Dưới đây là đáp án chính thức (hướng dẫn chấm) của đề thi khảo sát chất lượng học kì 2 môn ngữ văn 12:

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.Phương thức biểu đạt chính nghị luận

Câu 2.Theo đoạn trích, mọi người đồng thuận cho rằng học máy và công nghệ robot sẽ thay đổi mọi ngành nghề, từ sản xuất sữa chữa đến dạy yoga

Câu 3.

Sự khác biệt:

– Trong quá khứ, máy móc cạnh tranh với con người ở năng lực thể chất thuần túy, không có các kĩ năng nhận thức học tập, phân tích, giao tiếp, hiểu cảm xúc con người.

– Trong cuộc cách mạng AI, máy móc thông minh hơn, vượt qua con người trong kĩ năng nhận thức, giỏi phân tích hành vi, dự báo quyết định và có thể thay thế con người trong các công việc như tài xế/nhân viên ngân hàng, luật sư.

Câu 4.

– HS có thể trả lời theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí thuyết phục. Có thể theo hướng thông tin về cuộc cách mạng AI trong đoạn trích giúp định hướng nghề nghiệp, có sự chuẩn bị cần thiết về tâm thế, kiến thức, kĩ năng cho tương lai…

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Đảm bảo hình thức và dung lượng đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận, sự cần thiết phải thích ứng với những đổi thay trong cuộc sống

c. Triển khai vấn đề nghị luận.

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo những cách khác nhau nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải thích ứng với những đổi thay trong cuộc sống. Có thể trình bày theo hướng sau:

– Thích ứng với những đổi thay cần thiết để mỗi người bắt kịp những biến động của thời đại, hòa vào nhịp sống chung, nâng cao khả năng cạnh tranh, nắm bắt cơ hội.

– Thích ứng với những đổi thay cần thiết để mỗi cộng đồng, dân tộc tồn tại và phát triển một cách năng động trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng Việt

e. Sáng tạo có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2.

Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ, làm rõ nét mới mẻ trong tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ, nét mới mẻ trong tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng hợp li các thao tác lập luận để triển khai và đánh giá vấn đề.

*Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật, đoạn trích.

*Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ 

– Hoàn cảnh.

+ A Phủ là chàng trai mồ côi, vì bất bình, đánh lại A Sử – con thống lí Pá Tra nên bị bắt làm người ở gạt nợ cho nhà giàu. A Phủ mải mê bảy nhỉm, để hỗ bắt mắt bỏ nên bị đưa về trói đứng trong nhà thống lí. .

+ Những đêm dài mùa đông, Mị dậy thổi lửa, hơ tay, nhìn thấy A Phủ bị trói đứng ngay bên cạnh

– Tâm trạng nhân vật

+ Mấy hôm đầu thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên, tâm hồn tê dại của cô không còn cảm nhận được nỗi khổ của bản thân và nỗi đau của người khác

+ Khi nhìn thấy dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ, Mị được đánh thức cả về cảm xúc và ý thức: cô nhớ lại cảnh bị trói đứng trong đêm tình mùa xuân, thấy đồng cảm, xót thương cho A Phủ, cô nhận ra sự độc ác, bất công, phi lí, …

– Hành động

+ Mị cắt dây trói cứu A Phủ hành động nhìn bên ngoài tưởng như bột phát nhưng sâu xa đó là hành động mang tính tất yếu, thể hiện cả tình thương và sự phản kháng của nhân vật. Cắt dây trói cứu A Phủ, Mị cũng cắt luôn những vòng dây vô hình đang trói buộc cuộc đời mình.

+ Mị chạy theo A Phủ hành động theo tiếng gọi của tự do, của khát vọng sống để giải phóng minh.

– Tâm trạng và hành động của nhân vật được thể hiện chân thực, sinh động bằng cách kết hợp điểm nhìn bên trong và bên ngoài, ngôn ngữ nửa trực tiếp, các chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa…

*Nét mới mẻ trong tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài

– Khám phá sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong tâm hồn người lao động Tây Bắc

– Khẳng định khả năng tự giải phóng và con đường đến với cách mạng của ho

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng Việt.

e. Sáng tạo, có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Đừng quên xem thêm rất nhiều đề thi thử THPT quốc gia 2021 tất cả các môn hay đã được Đọc tài liệu cập nhật liên tục giúp các em ôn tập lại kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quan trọng sắp tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button